Rắn ngô không những không có nọc độc mà còn sở hữu diện mạo đa dạng, bắt mắt cùng với chế độ ăn uống dễ tính (chuột sống hoặc chết 1-2 lần/tuần) nên được rất nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Trăn hoàng gia (trăn bóng) cũng được nhiều người chọn nuôi, tuy nhiên, với những người mới tập nuôi trăn rắn thì đây không phải lựa chọn tối ưu. Thằn lằn Leopard đã được người Mĩ nuôi trong suốt 30 năm vừa qua và trở thành loài bò sát được nuôi phổ biến nhất cho đến ngày nay. Với nhiều màu sắc, hoa văn và kích cỡ, người nuôi có thể thoải mái chọn một con ưng ý “rinh” về nhà. Rồng Úc cũng là một loài thằn lằn được nuôi làm cảnh khá phổ biến. Loài này có hai màu chủ đạo là nâu và vàng, nhưng nhược điểm là khá khó tính và đòi hỏi chăm sóc chu đáo. Thằn lằn lưỡi xanh cũng có nguồn gốc từ Úc nhưng dễ chăm sóc hơn, tuổi thọ lên đến 20 năm, rất thích ăn những viên đá nhỏ để giúp tiêu hóa thức ăn. Thằn lằn monitor là loại bò sát ăn thịt có kích thước khá lớn với thức ăn ưa thích là chuột, cần môi trường sống rộng rãi và sự chăm sóc đặc biệt vì chúng rất dễ bỏ trốn. Loài thường thấy nhất trong họ này chính là rồng Komodo. Đối với tắc kè hoa, lời khuyên cho bạn là nên rinh một con về từ cửa hàng vật nuôi cùng với một chiếc chuồn nuôi rộng rãi. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại côn trùng như dế và ruồi. Rùa Nga là loài rùa được chọn nuôi khá nhiều vì chúng không quá nhút nhát như các loại rùa khác. Chỉ cần một ít cỏ dại, nơi nuôi nhốt có đất hoặc cát, chúng sẽ thích ứng rất tốt. Rùa Sulcata châu Phi nhỏ có thể là loài vật nuôi hết sức đáng yêu nhưng với trọng lượng tới 80kg khi trưởng thành và lượng thức ăn không hề nhỏ thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nuôi chúng.Rùa tai đỏ là loài rùa nước ngọt khá dễ thương, có thể trở thành một thú cưng vui vẻ và cũng không quá khó chiều.
Rắn ngô không những không có nọc độc mà còn sở hữu diện mạo đa dạng, bắt mắt cùng với chế độ ăn uống dễ tính (chuột sống hoặc chết 1-2 lần/tuần) nên được rất nhiều người chọn nuôi làm cảnh.
Trăn hoàng gia (trăn bóng) cũng được nhiều người chọn nuôi, tuy nhiên, với những người mới tập nuôi trăn rắn thì đây không phải lựa chọn tối ưu.
Thằn lằn Leopard đã được người Mĩ nuôi trong suốt 30 năm vừa qua và trở thành loài bò sát được nuôi phổ biến nhất cho đến ngày nay. Với nhiều màu sắc, hoa văn và kích cỡ, người nuôi có thể thoải mái chọn một con ưng ý “rinh” về nhà.
Rồng Úc cũng là một loài thằn lằn được nuôi làm cảnh khá phổ biến. Loài này có hai màu chủ đạo là nâu và vàng, nhưng nhược điểm là khá khó tính và đòi hỏi chăm sóc chu đáo.
Thằn lằn lưỡi xanh cũng có nguồn gốc từ Úc nhưng dễ chăm sóc hơn, tuổi thọ lên đến 20 năm, rất thích ăn những viên đá nhỏ để giúp tiêu hóa thức ăn.
Thằn lằn monitor là loại bò sát ăn thịt có kích thước khá lớn với thức ăn ưa thích là chuột, cần môi trường sống rộng rãi và sự chăm sóc đặc biệt vì chúng rất dễ bỏ trốn. Loài thường thấy nhất trong họ này chính là rồng Komodo.
Đối với tắc kè hoa, lời khuyên cho bạn là nên rinh một con về từ cửa hàng vật nuôi cùng với một chiếc chuồn nuôi rộng rãi. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại côn trùng như dế và ruồi.
Rùa Nga là loài rùa được chọn nuôi khá nhiều vì chúng không quá nhút nhát như các loại rùa khác. Chỉ cần một ít cỏ dại, nơi nuôi nhốt có đất hoặc cát, chúng sẽ thích ứng rất tốt.
Rùa Sulcata châu Phi nhỏ có thể là loài vật nuôi hết sức đáng yêu nhưng với trọng lượng tới 80kg khi trưởng thành và lượng thức ăn không hề nhỏ thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nuôi chúng.
Rùa tai đỏ là loài rùa nước ngọt khá dễ thương, có thể trở thành một thú cưng vui vẻ và cũng không quá khó chiều.