Cá leo thác. Loài cá leo thác Nopoli, tên khoa học là Sicyopterus stimpsoni, tìm thấy ở Hawaii có một tài năng kỳ lạ. Nó có thể leo lên thác nước có độ cao lên tới 100m. loài cá bống ở Hawaii này dùng giác thứ hai ở miệng để trèo dần lên thác. Phôi thai của loài cá mập tre vằn, danh pháp khoa học là Chiloscyllium punctatum được bao bọc trong lớp màng bảo vệ. Màng bọc này có khả năng cảm nhận điện trường của các động vật ăn thịt và đóng băng tại chỗ để tránh bị phát hiện. Tạo ra nòng nọc có mắt trên lưng. Vào tháng 2/2013, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã cấy thành công mắt lên đuôi và thân thay vì trên đầu của những con nòng nọc của loài ếch Xenopus laevis, sau đó loại bỏ mắt ban đầu. Mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học là tìm hiểu khả năng kết nối các sợi trục thần kinh (axon) của mắt với hệ thống thần kinh trung ương sau khi cấy ghép. Nhện ăn thịt dơi (Argiope savignyi) có mặt ở khắp mọi nơi. Theo các nghiên cứu, Nam Cực là nơi duy nhất trên Trái đất người ta không tìm thấy cảnh tượng nhện ăn thịt dơi. Nhện Argiope savignyi được tìm thấy giết và ăn thịt các con dơi nhỏ khắp mọi nơi. Hầu hết thời gian, chúng săn dơi ở vùng nhiệt đới. Bào thai cá mập 2 đầu. Vào tháng 3/ 2013, các nhà nghiên cứu báo cáo một trường hợp kỳ lạ của một con cá mập bò mang thai. Một trong bào thai của con cá mập (trong tử cung của loài này), có không chỉ một mà hai đầu. Biến dạng xuất hiện khi phôi thai cá mập cố gắng chia thành cặp song sinh, nhưng không thành công. Trăn khổng lồ nuốt chửng khỉ. Theo các nghiên cứu khoa học, trường hợp các loài linh trưởng bị kẻ thù ăn thịt tương đối hiếm và đây là trường hợp đầu tiên các nhà khoa học tận mắt chứng kiến và ghi lại cảnh tượng trăn Nam Mỹ tấn công và ăn thịt một con khỉ rú ở khu vực rừng Amazon, Brazil. Bướm uống nước mắt rùa. Các nhà khoa học đã chứng kiến hiện tượng đặc biệt của những con bướm màu sắc rực rỡ bao quanh đàn rùa ở khu rừng Amazon, Peru, để uống nước mắt của chúng. Nước mắt rùa có chứa muối, đặc biệt là natri, một khoáng chất hiếm ở phía tây Amazon. Bọ ngựa hóa trang thành hoa để săn mồi. Với hình dáng giống loài hoa phong lan, bọ ngựa phong lan (Hymenopus coronatus) thường tận dụng lợi thế này để thu hút và bắt gọn con mồi một cách dễ dàng. Cách ngụy trang độc đáo của loài côn trùng này xuất phát từ bộ phận chân có hình dáng giống như cánh hoa phong lan của chúng. Phần chân giống cánh hoa được sử dụng để đánh lạc hướng con mồi, trong khi đó các răng cưa nằm ở cặp chân trước được dùng để bắt con mồi. Tìm thấy giống gián chịu lạnh ở New York, Mỹ. Giống gián mang tên khoa học là Periplaneta japonica có khả năng chịu lạnh và có thể sống ngoài trời trong mùa đông tuyết lạnh. Loài này chỉ mới thấy xuất hiện tại Mỹ. Người ta dự đoán thì có lẽ trứng gián lẫn trong đất ở các chậu cây cảnh từ quốc nội và hải ngoại mà các nhà trồng cây ở thành phố New York mua về. Cá sấu sử dụng công cụ săn mồi. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sát thủ săn mồi của đầm lầy biết cách sử dụng các cành cây nhỏ làm công cụ nhử mồi, giúp cho việc bắt mồi dễ dàng hơn. Các con cá sấu thường nằm trong vùng nước nông, đầm lầy với những cành cây dài mảnh hoặc những que gỗ nhỏ ở trên đầu hay ngậm trong miệng, chờ đợi thời cơ tấn công con mồi.
Cá leo thác. Loài cá leo thác Nopoli, tên khoa học là Sicyopterus stimpsoni, tìm thấy ở Hawaii có một tài năng kỳ lạ. Nó có thể leo lên thác nước có độ cao lên tới 100m. loài cá bống ở Hawaii này dùng giác thứ hai ở miệng để trèo dần lên thác.
Phôi thai của loài cá mập tre vằn, danh pháp khoa học là Chiloscyllium punctatum được bao bọc trong lớp màng bảo vệ. Màng bọc này có khả năng cảm nhận điện trường của các động vật ăn thịt và đóng băng tại chỗ để tránh bị phát hiện.
Tạo ra nòng nọc có mắt trên lưng. Vào tháng 2/2013, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã cấy thành công mắt lên đuôi và thân thay vì trên đầu của những con nòng nọc của loài ếch Xenopus laevis, sau đó loại bỏ mắt ban đầu. Mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học là tìm hiểu khả năng kết nối các sợi trục thần kinh (axon) của mắt với hệ thống thần kinh trung ương sau khi cấy ghép.
Nhện ăn thịt dơi (Argiope savignyi) có mặt ở khắp mọi nơi. Theo các nghiên cứu, Nam Cực là nơi duy nhất trên Trái đất người ta không tìm thấy cảnh tượng nhện ăn thịt dơi. Nhện Argiope savignyi được tìm thấy giết và ăn thịt các con dơi nhỏ khắp mọi nơi. Hầu hết thời gian, chúng săn dơi ở vùng nhiệt đới.
Bào thai cá mập 2 đầu. Vào tháng 3/ 2013, các nhà nghiên cứu báo cáo một trường hợp kỳ lạ của một con cá mập bò mang thai. Một trong bào thai của con cá mập (trong tử cung của loài này), có không chỉ một mà hai đầu. Biến dạng xuất hiện khi phôi thai cá mập cố gắng chia thành cặp song sinh, nhưng không thành công.
Trăn khổng lồ nuốt chửng khỉ. Theo các nghiên cứu khoa học, trường hợp các loài linh trưởng bị kẻ thù ăn thịt tương đối hiếm và đây là trường hợp đầu tiên các nhà khoa học tận mắt chứng kiến và ghi lại cảnh tượng trăn Nam Mỹ tấn công và ăn thịt một con khỉ rú ở khu vực rừng Amazon, Brazil.
Bướm uống nước mắt rùa. Các nhà khoa học đã chứng kiến hiện tượng đặc biệt của những con bướm màu sắc rực rỡ bao quanh đàn rùa ở khu rừng Amazon, Peru, để uống nước mắt của chúng. Nước mắt rùa có chứa muối, đặc biệt là natri, một khoáng chất hiếm ở phía tây Amazon.
Bọ ngựa hóa trang thành hoa để săn mồi. Với hình dáng giống loài hoa phong lan, bọ ngựa phong lan (Hymenopus coronatus) thường tận dụng lợi thế này để thu hút và bắt gọn con mồi một cách dễ dàng. Cách ngụy trang độc đáo của loài côn trùng này xuất phát từ bộ phận chân có hình dáng giống như cánh hoa phong lan của chúng. Phần chân giống cánh hoa được sử dụng để đánh lạc hướng con mồi, trong khi đó các răng cưa nằm ở cặp chân trước được dùng để bắt con mồi.
Tìm thấy giống gián chịu lạnh ở New York, Mỹ. Giống gián mang tên khoa học là Periplaneta japonica có khả năng chịu lạnh và có thể sống ngoài trời trong mùa đông tuyết lạnh. Loài này chỉ mới thấy xuất hiện tại Mỹ. Người ta dự đoán thì có lẽ trứng gián lẫn trong đất ở các chậu cây cảnh từ quốc nội và hải ngoại mà các nhà trồng cây ở thành phố New York mua về.
Cá sấu sử dụng công cụ săn mồi. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sát thủ săn mồi của đầm lầy biết cách sử dụng các cành cây nhỏ làm công cụ nhử mồi, giúp cho việc bắt mồi dễ dàng hơn. Các con cá sấu thường nằm trong vùng nước nông, đầm lầy với những cành cây dài mảnh hoặc những que gỗ nhỏ ở trên đầu hay ngậm trong miệng, chờ đợi thời cơ tấn công con mồi.