Rùa mai mềm Trung Quốc (Pelodiscus sinensis) thường được tìm thấy trong khu vực đầm lầy, vùng ven hồ nước lợ. Loài bò sát này có thói quen dìm phần đầu xuống nước, mặc dù chúng thở bằng phổi như các sinh vật trên cạn, miệng là con đường chủ yếu giúp chúng... bài tiết nước tiểu. Thằn lằn không chân châu Âu có ngoại hình như một con rắn, có chiều dài đáng kinh ngạc lên đến 1,2m, có sức mạnh và kỹ năng hạ gục con mồi trong thời gian ngắn. Mặc dù không có chân như rắn, loài này có đặc điểm sọc dọc, lỗ tai phía sau mắt và một cái đầu đáng chú ý. Rắn ăn trứng châu Phi (Dasypeltis) sống phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn là trứng, là loài rắn không có nọc độc (do chúng không có răng nanh), được tìm thấy ở trên khắp lục địa châu Phi. Khi có nguy hiểm, chúng sẽ bò một cách ngoằn ngoèo để làm lóa mắt đối phương. Cùng với đó là những âm thanh phát lên như những tiếng rít rất gay gắt và giả vờ như tấn công đối thủ, có thể khiến những con vật to lớn như con voi cũng phải sợ hãi, nhưng chúng sẽ không cắn đối phương thật vì sẽ dễ bị lộ. Rùa gai Mata có cơ thể xấu xí đột biến, được coi là kinh dị nhất hành tinh. Khi nhỏ loài này trông như một chiếc lá khô nhưng khi lớn lên, trông chúng lại nhưng một tảng đá hay một khúc gỗ vô tri, bất động. Rắn rồng một trong những loài rắn quý hiếm và nguy hiểm nhất thế giới. Nó có lớp vảy gây liên tưởng tới những con rồng trong truyền thuyết. Mỗi con rắn rồng thường chỉ dài 60 cm với vỏ ngoài màu sẫm. Trăn su, hay còn gọi trăn cao su (rubber boa) có khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể của chúng, điều vốn bất thường đối với các loài bò sát. Loài này có thể sống đến 70 năm và được tìm thấy trong nhiều môi trường sống. Chúng có biệt danh “rắn đánh hai đầu” với phần đuôi mở rộng có thể được sử dụng như mồi nhử để phòng ngự. Cá sấu Ấn Độ, tên khoa học Gavialis gangeticus, là một trong những loài cá sấu dài nhất hiện nay. Chiếc mõm mảnh dẻ của loài này được sử dụng để bắt cá, do quai hàm của chúng thiếu sức mạnh cần thiết để bắt giữ các loài thú lớn hơn làm con mồi. Kỳ nhông biển, tên khoa học Amblyrhynchus cristatus, là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae, là loài bò sát thuộc thằn lằn duy nhất sống và tìm kiếm thức ăn ở biển.
Rùa mai mềm Trung Quốc (Pelodiscus sinensis) thường được tìm thấy trong khu vực đầm lầy, vùng ven hồ nước lợ. Loài bò sát này có thói quen dìm phần đầu xuống nước, mặc dù chúng thở bằng phổi như các sinh vật trên cạn, miệng là con đường chủ yếu giúp chúng... bài tiết nước tiểu.
Thằn lằn không chân châu Âu có ngoại hình như một con rắn, có chiều dài đáng kinh ngạc lên đến 1,2m, có sức mạnh và kỹ năng hạ gục con mồi trong thời gian ngắn. Mặc dù không có chân như rắn, loài này có đặc điểm sọc dọc, lỗ tai phía sau mắt và một cái đầu đáng chú ý.
Rắn ăn trứng châu Phi (Dasypeltis) sống phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn là trứng, là loài rắn không có nọc độc (do chúng không có răng nanh), được tìm thấy ở trên khắp lục địa châu Phi. Khi có nguy hiểm, chúng sẽ bò một cách ngoằn ngoèo để làm lóa mắt đối phương. Cùng với đó là những âm thanh phát lên như những tiếng rít rất gay gắt và giả vờ như tấn công đối thủ, có thể khiến những con vật to lớn như con voi cũng phải sợ hãi, nhưng chúng sẽ không cắn đối phương thật vì sẽ dễ bị lộ.
Rùa gai Mata có cơ thể xấu xí đột biến, được coi là kinh dị nhất hành tinh. Khi nhỏ loài này trông như một chiếc lá khô nhưng khi lớn lên, trông chúng lại nhưng một tảng đá hay một khúc gỗ vô tri, bất động.
Rắn rồng một trong những loài rắn quý hiếm và nguy hiểm nhất thế giới. Nó có lớp vảy gây liên tưởng tới những con rồng trong truyền thuyết. Mỗi con rắn rồng thường chỉ dài 60 cm với vỏ ngoài màu sẫm.
Trăn su, hay còn gọi trăn cao su (rubber boa) có khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể của chúng, điều vốn bất thường đối với các loài bò sát. Loài này có thể sống đến 70 năm và được tìm thấy trong nhiều môi trường sống. Chúng có biệt danh “rắn đánh hai đầu” với phần đuôi mở rộng có thể được sử dụng như mồi nhử để phòng ngự.
Cá sấu Ấn Độ, tên khoa học Gavialis gangeticus, là một trong những loài cá sấu dài nhất hiện nay. Chiếc mõm mảnh dẻ của loài này được sử dụng để bắt cá, do quai hàm của chúng thiếu sức mạnh cần thiết để bắt giữ các loài thú lớn hơn làm con mồi.
Kỳ nhông biển, tên khoa học Amblyrhynchus cristatus, là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae, là loài bò sát thuộc thằn lằn duy nhất sống và tìm kiếm thức ăn ở biển.