Trò lừa bịp của nhà vật lý học Alan Sokal. Ông này đã gửi một báo cáo nghiên cứu vô nghĩa với nhiều thuật ngữ nhằm xem liệu thế giới báo chí có “xuất bản một bài viết vô nghĩa được thêm mắm thêm muối”. Bài viết của ông đã được xuất bản, và nó chỉ ra sự ngu ngốc của các biên tập viên. Khủng long bay Archaeoraptor. Năm 1999, tạp chí National Geographic đã miêu tả hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc là bằng chứng mới cho mối liên hệ giữa khủng long và loài chim. Nhưng mẫu hóa thạch tưởng chừng như của loài khủng long bay đó là giả mạo, được tạo nên bởi việc gắn kết các mảnh hóa thạch của các loài động vật khác nhau. Năm 1783, thông tin về một loài cây ở Indonesia có độc có thể giết chết tất cả mọi thứ trong vòng 15 dặm, kể cả người và thú vật gây chấn động. Sự thật là, cây có tồn tại và chứa một ít độc tố mạnh mẽ, chứ không khủng khiếp như lời đồn thổi. Bí mật của sự bất tử. Trong những năm 1700, Johann Cohausen đã viết một bài báo về việc kéo dài sự bất tử bằng cách dùng thuốc trường sinh sản xuất từ một phần hơi thở của phụ nữ trẻ. Sau đó, ông này đã khẳng định bài báo chỉ là một sự châm biếm.Cách đây khoảng 30 năm, một tờ rơi lưu hành rộng rãi tại châu Âu liệt kê một số phụ gia như chất gây ung thư, gây ra hoảng loạn lớn ở nhiều quốc gia, nhưng cuối cùng nó đã được chứng minh chỉ là trò lừa bịp. Trò lừa đảo “Người Piltdown” nổi tiếng, là một trong những vụ lừa đảo khoa học thành công nhất trong lịch sử. Tháng 12/1912, nhà cổ sinh vật học người Anh Arthur Smith Woodward và nhà sưu tập đồ cổ nghiệp dư Charles Dawson tuyên bố với thế giới rằng, họ đã phát hiện một hóa thạch người thời kỳ đầu rất đáng kinh ngạc ở Piltdown, Anh. Tuy nhiên, mãi tới những năm 1950, “Người Piltdown” mới bị phát giác chân tướng. Các nghiên cứu hóa học cho thấy, hóa thạch không đầy 50.000 năm tuổi, không phải 1 triệu năm tuổi như Dawson và Woodward từng tuyên bố. "Nàng tiên cá" Feejee. Trò lừa bịp về nàng tiên cá được ướp xác này thực sự đã chiếm được lòng tin của nhiều người cho đến khi nó thực sự được chứng minh không có gì hơn là một sinh vật kỳ lạ với đầu và thân mình của một con khỉ với đuôi của một con cá. Thuốc giả Derbisol. Để xác định xem các học sinh trung học có đang thành thật, các nhà kiểm chứng đã cho sử dụng loại thuốc giả, nổi tiếng nhất trong số đó là Derbisol. Đã có 20% người tham gia bị lừa và dùng thuốc giả này.
Trò lừa bịp của nhà vật lý học Alan Sokal. Ông này đã gửi một báo cáo nghiên cứu vô nghĩa với nhiều thuật ngữ nhằm xem liệu thế giới báo chí có “xuất bản một bài viết vô nghĩa được thêm mắm thêm muối”. Bài viết của ông đã được xuất bản, và nó chỉ ra sự ngu ngốc của các biên tập viên.
Khủng long bay Archaeoraptor. Năm 1999, tạp chí National Geographic đã miêu tả hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc là bằng chứng mới cho mối liên hệ giữa khủng long và loài chim. Nhưng mẫu hóa thạch tưởng chừng như của loài khủng long bay đó là giả mạo, được tạo nên bởi việc gắn kết các mảnh hóa thạch của các loài động vật khác nhau.
Năm 1783, thông tin về một loài cây ở Indonesia có độc có thể giết chết tất cả mọi thứ trong vòng 15 dặm, kể cả người và thú vật gây chấn động. Sự thật là, cây có tồn tại và chứa một ít độc tố mạnh mẽ, chứ không khủng khiếp như lời đồn thổi.
Bí mật của sự bất tử. Trong những năm 1700, Johann Cohausen đã viết một bài báo về việc kéo dài sự bất tử bằng cách dùng thuốc trường sinh sản xuất từ một phần hơi thở của phụ nữ trẻ. Sau đó, ông này đã khẳng định bài báo chỉ là một sự châm biếm.
Cách đây khoảng 30 năm, một tờ rơi lưu hành rộng rãi tại châu Âu liệt kê một số phụ gia như chất gây ung thư, gây ra hoảng loạn lớn ở nhiều quốc gia, nhưng cuối cùng nó đã được chứng minh chỉ là trò lừa bịp.
Trò lừa đảo “Người Piltdown” nổi tiếng, là một trong những vụ lừa đảo khoa học thành công nhất trong lịch sử. Tháng 12/1912, nhà cổ sinh vật học người Anh Arthur Smith Woodward và nhà sưu tập đồ cổ nghiệp dư Charles Dawson tuyên bố với thế giới rằng, họ đã phát hiện một hóa thạch người thời kỳ đầu rất đáng kinh ngạc ở Piltdown, Anh. Tuy nhiên, mãi tới những năm 1950, “Người Piltdown” mới bị phát giác chân tướng. Các nghiên cứu hóa học cho thấy, hóa thạch không đầy 50.000 năm tuổi, không phải 1 triệu năm tuổi như Dawson và Woodward từng tuyên bố.
"Nàng tiên cá" Feejee. Trò lừa bịp về nàng tiên cá được ướp xác này thực sự đã chiếm được lòng tin của nhiều người cho đến khi nó thực sự được chứng minh không có gì hơn là một sinh vật kỳ lạ với đầu và thân mình của một con khỉ với đuôi của một con cá.
Thuốc giả Derbisol. Để xác định xem các học sinh trung học có đang thành thật, các nhà kiểm chứng đã cho sử dụng loại thuốc giả, nổi tiếng nhất trong số đó là Derbisol. Đã có 20% người tham gia bị lừa và dùng thuốc giả này.