Lỗ đen khổng lồ, xa nhất vũ trụ có gì đặc biệt?

Google News

(Kiến Thức) - Một lỗ đen khổng lồ, kỳ quái, được cho là ở khu vực xa nhất trên vũ trụ gây kinh ngạc.

Robert Simcoe, Giáo sư vật lý học Francis L. Friedman của Viện Kavli thuộc Viện nghiên cứu Vật lý và Vật lý học thiên thể vừa công bố phát hiện một lỗ đen khổng lồ, nằm sâu thẳm trong vũ trụ, cách Trái đất chúng ta khoảng 690 triệu năm ánh sáng.
Siêu lỗ đen có kích thước gấp 800 triệu lần so với Mặt trời chúng ta, đã và đang tồn tại ngay trung tâm một hệ thống hành tinh trẻ siêu nhẹ nào đó, ở sâu thẳm trong vũ trụ.
Nguồn ảnh: Phys. 
Không những thế, các chuyên gia còn cho rằng siêu lỗ đen này hình thành khi vũ trụ trải qua một sự thay đổi cơ bản, từ một môi trường mờ đục do hydro trung tính tạo ra, với sự bắt đầu của những ngôi sao đầu tiên nhấp nháy.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Khi các ngôi sao và các thiên hà được hình thành, chúng tạo ra đủ bức xạ để đẩy hydro khỏi môi trường trung tính, một trạng thái mà các electron của hydrogen gắn với hạt nhân của chúng bị ion hóa, trong đó các electron được tự do tái kết hợp một cách ngẫu nhiên.
Sự chuyển đổi từ môi trường trung tính sang hydro ion hóa đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong vũ trụ. Sự thay đổi khi đó tồn tại cho đến ngày nay và siêu lỗ đen này có thể là một “nhân chứng lịch sử” quan trọng về thời kỳ này.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)