Hòn đảo Iiha da Queimada Grande của Brazil nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Sao Paulo 35km là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi có tới gần 400 nghìn con rắn độc bậc nhất thế giới sinh sống. Hòn đảo nhiều rắn tới mức cứ 1m2 thì có 1-5 con rắn hổ lục đầu vàng bản địa, một trong những loài rắn được cho là độc nhất thế giới. Hòn đảo Iiha da Queimada Grande rộng khoảng 45 ha, từng mang tên “đảo cháy” do bị ngư dân đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu. Nó có tên gọi quen thuộc là “đảo rắn” do có quá nhiều loài rắn độc trên đảo, điển hình là rắn hổ lục đầu vàng. Rắn hổ lục đầu vàng trưởng thành có thể dài hơn 0,5m, nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền. Loài rắn tại đảo này chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú. Vết cắn của nó có thể giết chết người chỉ sau 2 tiếng, gây sưng đau, ói mửa, bầm tím, chảy máu nội tạng, suy thuận, xuất huyết não và dẫn tới hoại tử cơ bắp nghiêm trọng. Hòn đảo đã trở thành nhà “độc quyền” của loài rắn độc, do hầu như không có người sinh sống trên đó. Chỉ có các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải năng mới được cơ quan chức năng nước này cho phép đặt chân đến đảo, vì người thường đến rất dễ tử vong vì sự hiện diện đông đúc của loài rắn độc. Xét về độ nguy hiểm, đảo rắn độc ở Brazil còn nguy hiểm hơn cả khu vực bị ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn tại Azerbaijan.
Hòn đảo Iiha da Queimada Grande của Brazil nằm ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Sao Paulo 35km là nỗi ám ảnh kinh hoàng khi có tới gần 400 nghìn con rắn độc bậc nhất thế giới sinh sống.
Hòn đảo nhiều rắn tới mức cứ 1m2 thì có 1-5 con rắn hổ lục đầu vàng bản địa, một trong những loài rắn được cho là độc nhất thế giới.
Hòn đảo Iiha da Queimada Grande rộng khoảng 45 ha, từng mang tên “đảo cháy” do bị ngư dân đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu. Nó có tên gọi quen thuộc là “đảo rắn” do có quá nhiều loài rắn độc trên đảo, điển hình là rắn hổ lục đầu vàng.
Rắn hổ lục đầu vàng trưởng thành có thể dài hơn 0,5m, nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền.
Loài rắn tại đảo này chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú. Vết cắn của nó có thể giết chết người chỉ sau 2 tiếng, gây sưng đau, ói mửa, bầm tím, chảy máu nội tạng, suy thuận, xuất huyết não và dẫn tới hoại tử cơ bắp nghiêm trọng.
Hòn đảo đã trở thành nhà “độc quyền” của loài rắn độc, do hầu như không có người sinh sống trên đó.
Chỉ có các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải năng mới được cơ quan chức năng nước này cho phép đặt chân đến đảo, vì người thường đến rất dễ tử vong vì sự hiện diện đông đúc của loài rắn độc.
Xét về độ nguy hiểm, đảo rắn độc ở Brazil còn nguy hiểm hơn cả khu vực bị ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn tại Azerbaijan.