Loài giun lươn xâm nhập vào cơ thể, bò lổn nhổn dưới da người được ghi nhận là loài có tên khoa học là Strongyloides Stercoralis. Con người tiếp xúc nhiều với đất, vật nuôi mà không đeo găng tay là nguyên nhân khiến ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da, ngoài ra ấu trùng ký sinh trong các đồ hải sản sống. Strongyloides stercoralis là loài giun hình ống có khả năng ký sinh trong cơ thể người. Giai đoạn giun trưởng thành sống ký sinh trong màng nhầy ở ruột non. Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành. Miệng giun có 2 môi, vỏ thân có khía ngang, nông. Giun cái trưởng thành có đầu thon dài và đuôi nhọn, kích thước khoảng 2 mm x 34 m. Giun đực có kích thước khoảng 0,7 mm x 36 m, đuôi hình móc và có 2 gai sinh dục. Trứng giun lươn hình bầu dục, có kích thước 50 - 58 x 30 – 34 m. Ấu trùng phát triển rất nhanh thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng và thoát vỏ ngay trong ruột, theo phân ra ngoài nên rất ít khi thấy trứng giun lươn trong phân trừ trường hợp bệnh nhân bị ỉa chảy nhiều. Giun lươn tồn tại trong cơ thể con người hoặc ngoài môi trường tự do với 3 dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng. Dấu hiện nhận thấy loài giun lươn ký sinh trên người là những đường ngoằn ngoèo ở da, bầm máu, nổi mề đay. Biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ… nên người nhiễm giun lươn thường bị suy kiệt cơ thể vì chúng hút hết chất. Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm).
Loài giun lươn xâm nhập vào cơ thể, bò lổn nhổn dưới da người được ghi nhận là loài có tên khoa học là Strongyloides Stercoralis. Con người tiếp xúc nhiều với đất, vật nuôi mà không đeo găng tay là nguyên nhân khiến ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào trong da, ngoài ra ấu trùng ký sinh trong các đồ hải sản sống.
Strongyloides stercoralis là loài giun hình ống có khả năng ký sinh trong cơ thể người. Giai đoạn giun trưởng thành sống ký sinh trong màng nhầy ở ruột non.
Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, lên khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.
Miệng giun có 2 môi, vỏ thân có khía ngang, nông. Giun cái trưởng thành có đầu thon dài và đuôi nhọn, kích thước khoảng 2 mm x 34 m. Giun đực có kích thước khoảng 0,7 mm x 36 m, đuôi hình móc và có 2 gai sinh dục.
Trứng giun lươn hình bầu dục, có kích thước 50 - 58 x 30 – 34 m. Ấu trùng phát triển rất nhanh thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng và thoát vỏ ngay trong ruột, theo phân ra ngoài nên rất ít khi thấy trứng giun lươn trong phân trừ trường hợp bệnh nhân bị ỉa chảy nhiều.
Giun lươn tồn tại trong cơ thể con người hoặc ngoài môi trường tự do với 3 dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng.
Dấu hiện nhận thấy loài giun lươn ký sinh trên người là những đường ngoằn ngoèo ở da, bầm máu, nổi mề đay. Biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ… nên người nhiễm giun lươn thường bị suy kiệt cơ thể vì chúng hút hết chất.
Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm).