Các nhà khoa học đã ghi nhận ba trường hợp bạch tuộc ăn thịt đồng loại ở loài bạch tuộc thông thường, có tên khoa học là Octopus vulgaris. Nghiên cứu mới khẳng định rằng hành vi ăn thịt đồng loại cũng xảy ra ở cộng đồng bạch tuộc sống ở vùng Đông Bắc Đại Tây Dương, và hành vi đang lan rộng khắp khu vực phân bố của loài bạch tuộc O. vulgaris. Đây là bức ảnh bằng chứng ghi lại hành vi ăn thịt đồng loại của bạch tuộc. Hình ảnh cho thấy con bạch tuộc đực bỏ lại một con bạch tuộc nhỏ đã chết và bị ăn thịt một phần (ở phía trên bên phải) sau khi bị quấy rầy bởi các nhà nghiên cứu. Hình ảnh này là ghi nhận thứ hai về hành vi ăn thịt đồng loại của loài bạch tuộc O. vulgaris. Con bạch tuộc đang tóm gọn lấy con mồi bằng “màng” (do cánh tay và da giữa cánh tay tạo thành). Các nhà nghiên cứu đã thử gây nhiễu loài động vật ăn thịt để nó buông con mồi, nhưng nó nhất định không bỏ. Trong trường hợp được ghi nhận thứ ba, một con bạch tuộc O. vulgaris cái bị phát hiện giấu mình trong ngách đá, đang ăn thịt một con bạch tuộc nhỏ hơn. Các nhà khoa học cho biết, ngay cả khi bạch tuộc có cơ hội bắt được các con mồi "truyền thống" như con trai, nó vẫn thích ăn thịt đồng loại hơn. Lý giải nguyên nhân xuất hiện hành vi bạch tuộc ăn thịt đồng loại, nhà nghiên cứu Jorge Hernández- Urcera của Viện Nghiên cứu biển (IIM) ở Vigo, Tây Ban Nha cho biết, bạch tuộc phải ăn thịt đồng loại như một cách thức để bảo vệ lãnh thổ của chính mình. Giới hạn lãnh thổ, môi trường sống là một trong những nguyên nhân gây ra hành vi “quái đản” ở loài O. vulgaris trong tự nhiên. Tuy nhiên, lý giải này vẫn đang gặp phải sự phản đối từ nhiều nhà nghiên cứu khác.
Một nguyên nhân khác được đưa ra là, bạch tuộc ăn thịt đồng loại thay vì ăn trai bởi nó có thể nhận được nhiều protein và dinh dưỡng hơn.Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng việc săn mồi là đồng loại đòi hỏi ít năng lượng hơn so với săn những con trai.
Các nhà khoa học đã ghi nhận ba trường hợp bạch tuộc ăn thịt đồng loại ở loài bạch tuộc thông thường, có tên khoa học là Octopus vulgaris.
Nghiên cứu mới khẳng định rằng hành vi ăn thịt đồng loại cũng xảy ra ở cộng đồng bạch tuộc sống ở vùng Đông Bắc Đại Tây Dương, và hành vi đang lan rộng khắp khu vực phân bố của loài bạch tuộc O. vulgaris.
Đây là bức ảnh bằng chứng ghi lại hành vi ăn thịt đồng loại của bạch tuộc. Hình ảnh cho thấy con bạch tuộc đực bỏ lại một con bạch tuộc nhỏ đã chết và bị ăn thịt một phần (ở phía trên bên phải) sau khi bị quấy rầy bởi các nhà nghiên cứu.
Hình ảnh này là ghi nhận thứ hai về hành vi ăn thịt đồng loại của loài bạch tuộc O. vulgaris. Con bạch tuộc đang tóm gọn lấy con mồi bằng “màng” (do cánh tay và da giữa cánh tay tạo thành). Các nhà nghiên cứu đã thử gây nhiễu loài động vật ăn thịt để nó buông con mồi, nhưng nó nhất định không bỏ.
Trong trường hợp được ghi nhận thứ ba, một con bạch tuộc O. vulgaris cái bị phát hiện giấu mình trong ngách đá, đang ăn thịt một con bạch tuộc nhỏ hơn.
Các nhà khoa học cho biết, ngay cả khi bạch tuộc có cơ hội bắt được các con mồi "truyền thống" như con trai, nó vẫn thích ăn thịt đồng loại hơn.
Lý giải nguyên nhân xuất hiện hành vi bạch tuộc ăn thịt đồng loại, nhà nghiên cứu Jorge Hernández- Urcera của Viện Nghiên cứu biển (IIM) ở Vigo, Tây Ban Nha cho biết, bạch tuộc phải ăn thịt đồng loại như một cách thức để bảo vệ lãnh thổ của chính mình.
Giới hạn lãnh thổ, môi trường sống là một trong những nguyên nhân gây ra hành vi “quái đản” ở loài O. vulgaris trong tự nhiên. Tuy nhiên, lý giải này vẫn đang gặp phải sự phản đối từ nhiều nhà nghiên cứu khác.
Một nguyên nhân khác được đưa ra là, bạch tuộc ăn thịt đồng loại thay vì ăn trai bởi nó có thể nhận được nhiều protein và dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng việc săn mồi là đồng loại đòi hỏi ít năng lượng hơn so với săn những con trai.