(Kiến Thức) - Chắc chắn có rất nhiều người coi việc con cá có thể phun tia sáng màu xanh từ miệng là kỳ quái, thế nhưng câu trả lời rất đơn giản.
|
Cảnh tượng trông giống như cá đang phun ra thứ ánh sáng xanh kỳ quái. |
Thoạt đầu, khi quan sát được cảnh con cá dường như đang phun ra thứ ánh sáng xanh kỳ quái như trên hình, nhiều nhà nghiên cứu “mừng thầm” rằng có thể mình vừa phát hiện được một loài cá mới hoặc tìm ra vài phản ứng vật lý ấn tượng. Nhưng kết quả lại vô cùng đơn giản, thực tế, dòng ánh sáng có màu xanh như tia laser chói mắt lại là một loài giáp xác nhỏ xíu, có cơ chế tự phát sáng bảo vệ nó chống lại kẻ
săn mồi.
Kích thước loài
động vật thân giáp này siêu tý hon, chỉ nhỏ khoảng 1mm, nhưng khi bị quấy rầy bởi kẻ săn mồi, sinh vật thường gồng mình lên để tăng kích thước. Khi gồng mình như vậy, cơ thể loài giáp xác sẽ tự kích hoạt ánh sáng (một hóa chất phát quang sinh học), khiến con cá nhỏ bị lộ ra trước những kẻ săn mồi lớn hơn, nó tìm cách thoát thân và loài giáp xác cũng sẽ nhân cơ hội đó trốn thoát.
Động vật giáp xác, còn gọi là động vật vỏ giáp hay động vật thân giáp là một nhóm các động vật chân khớp (hơn 44.000 loài) thường được coi như là một phân ngành, sống ở nước, hô hấp bằng mang. Động vật giáp xác có thể được chia thành hai nhóm chính dựa trên kích thước của chúng, gồm nhóm có kích thước nhỏ và nhóm có kích thước lớn. Nhóm có kích thước nhỏ bao gồm các loài có kích thước hiển vi cho tới kích thước khoảng 5 cm. Hầu hết các loài này sống ở biển và là thành phần quan trọng của sinh vật phù du, đóng vai trò lớn trong chuỗi thức ăn. |
Lưu Thoa (theo GMD)