Rắn vua bạch tạng đang xâm lấn trên toàn quần đảo Canary (Tây Ban Nha), đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học khiến các chuyên gia lo ngại và đang bắt tay tìm cách giải quyết. Ban đầu, chúng là một loài vật nuôi du nhập từ California. Chúng hoàn toàn không có đối thủ trong tự nhiên nên có thể phát triển hết sức thoải mái, gây nên sự sụt giảm đáng kể số lượng thằn lằn đặc hữu của quần đảo Canary. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Úc và một số nước Đông Nam Á vô tình mang rắn cây nâu sang lãnh thổ Guam (Thái Bình Dương) – nơi không tồn tại loài động vật nào có thể khuất phục chúng. Theo nghiên cứu của Viện USGS về các loài xâm lấn, kể từ khi có mặt ở đây, rắn cây nâu đã ăn hết hơn một nửa các loài chim, thằn lằn bản địa của Guam và khiến 2/3 số loài dơi ở đây gần như tuyệt chủng. Cỏ cheatgrass cũng đang hoành hành khắp miền Tây nước Mỹ, làm thay đổi hệ sinh thái, khiến những vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và thường là loài mọc lại đầu tiên sau cháy. Có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cá mao tiên đã vô tình xâm nhập vào vùng biển Caribbean và vùng biển ngoài khơi miền nam Hoa Kỳ vào năm 1992 sau cơn bão Andrew. Chúng xinh đẹp, to lớn hơn các loài cá san hô bản địa và luôn tìm cách chiếm đoạt các rạn san hô của những cư dân bản địa. Cá chép châu Á được đưa vào Mỹ từ những năm 1970 để kiểm soát cỏ dại và ký sinh trùng, nhưng khi được thả ra sông Mississippi, chúng lại làm giảm chất lượng nước. Không những thế, cứ nghe thấy tiếng động tàu thuyền là chúng lại phóng vọt lên, đâm vào người ngồi trên thuyền khiến người ta giật mình, thậm chí bị thương. Năm 1935, cóc mía Nam Mỹ được đưa đến Bắc Queensland (Australia) nhằm tiêu diệt bọ cánh cứng hại mía nhưng chúng lại phát triển thành một loài sâu bệnh, tiết chất độc qua da, là động vật ăn thịt, và mở rộng địa bàn về phía tây.
Rắn vua bạch tạng đang xâm lấn trên toàn quần đảo Canary (Tây Ban Nha), đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học khiến các chuyên gia lo ngại và đang bắt tay tìm cách giải quyết.
Ban đầu, chúng là một loài vật nuôi du nhập từ California. Chúng hoàn toàn không có đối thủ trong tự nhiên nên có thể phát triển hết sức thoải mái, gây nên sự sụt giảm đáng kể số lượng thằn lằn đặc hữu của quần đảo Canary.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Úc và một số nước Đông Nam Á vô tình mang rắn cây nâu sang lãnh thổ Guam (Thái Bình Dương) – nơi không tồn tại loài động vật nào có thể khuất phục chúng.
Theo nghiên cứu của Viện USGS về các loài xâm lấn, kể từ khi có mặt ở đây, rắn cây nâu đã ăn hết hơn một nửa các loài chim, thằn lằn bản địa của Guam và khiến 2/3 số loài dơi ở đây gần như tuyệt chủng.
Cỏ cheatgrass cũng đang hoành hành khắp miền Tây nước Mỹ, làm thay đổi hệ sinh thái, khiến những vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và thường là loài mọc lại đầu tiên sau cháy.
Có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cá mao tiên đã vô tình xâm nhập vào vùng biển Caribbean và vùng biển ngoài khơi miền nam Hoa Kỳ vào năm 1992 sau cơn bão Andrew.
Chúng xinh đẹp, to lớn hơn các loài cá san hô bản địa và luôn tìm cách chiếm đoạt các rạn san hô của những cư dân bản địa.
Cá chép châu Á được đưa vào Mỹ từ những năm 1970 để kiểm soát cỏ dại và ký sinh trùng, nhưng khi được thả ra sông Mississippi, chúng lại làm giảm chất lượng nước.
Không những thế, cứ nghe thấy tiếng động tàu thuyền là chúng lại phóng vọt lên, đâm vào người ngồi trên thuyền khiến người ta giật mình, thậm chí bị thương.
Năm 1935, cóc mía Nam Mỹ được đưa đến Bắc Queensland (Australia) nhằm tiêu diệt bọ cánh cứng hại mía nhưng chúng lại phát triển thành một loài sâu bệnh, tiết chất độc qua da, là động vật ăn thịt, và mở rộng địa bàn về phía tây.