Cuối tuần, sao chổi Halley “đổ” mưa sao băng

Google News

Trận mưa sao băng có nguồn gốc từ sao chổi Halley nổi tiếng sẽ xuất hiện vào thứ Bảy, Chủ nhật tuần này.

- Trận mưa sao băng có nguồn gốc từ sao chổi Halley nổi tiếng sẽ xuất hiện vào thứ Bảy, Chủ nhật tuần này.

Đây có thể sẽ là một màn trình diễn độc đáo dành cho người quan sát nếu trời trong xanh.

Mưa sao băng Orionid sẽ đạt đỉnh điểm vào đêm thứ Bảy (20/10) rạng sáng Chủ nhật (21/10) khi sao chổi Halley xuất hiện. Thời điểm ấn tượng nhất là khoảng vài tiếng đồng hồ trước bình minh khi Trái đất xuyên qua khu vực có nhiều mảnh vụn của Halley nhất.

"Bụi vũ trụ va chạm vào khí quyển sẽ cho chúng ta thấy hàng chục sao băng trong một giờ", Bill Cooke, chủ tịch Văn phòng Môi trường Thiên thạch của NASA, cho biết.
Mưa sao băng Orionids.
Mưa sao băng Orionids.

Vì mới bước sang ngày thứ 5 trong chu kỳ mới nên Mặt trăng sẽ không xuất hiện trên bầu trời trước lúc bình minh ngày 21/10.  Các nhà khoa học cho rằng, ánh sáng của nó có thể sẽ không cản trở chúng ta quan sát sao băng.

Mưa sao băng Orionids được đặt tên như vậy bởi chúng xuất hiện gần Betelgeuse, ngôi sao sáng thứ 2 trong chòm Orion. "Từ năm 2006, mưa sao băng Orionids đã là một trong những mưa sao băng đẹp nhất năm. Người ta đếm được tới 60 sao băng xuất hiện trong một giờ", ông Cooke cho biết.

Orionids là một trong hai màn mưa sao băng hàng năm của sao chổi Halley. Mưa sao băng còn lại, Eta Aquarids, diễn ra vào đầu tháng 5.

Ngắm mưa sao băng Orionids:
[video(53639)]

Phương Thanh (theo Livescience)

Bình luận(0)