Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, một số thảm kịch đã xảy ra và đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên, một trong số thảm kịch này lại là dấu hỏi lớn cần nhiều thời gian làm sáng tỏ.
1. Những vụ nổ súng giết người ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev. Tháng 2 /2014 được coi là tháng đẫm máu nhất trong cuộc nổi dậy chống chinh quyền Tổng thống Viktor Yanukovych. Hàng nghìn người dân đổ xuống các ngả đường ở Kiev và chiếm đóng Quảng trường Maidan sau khi chính phủ hoãn ký kết thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu.Tình hình trở nên căng thẳng vào đầu năm 2014 và bùng nổ vào ngày 20/2, ngày đổ máu nhất ở Maidan. Hơn 100 người (gồm cả người biểu tình và lực lượng an ninh) bị sát hại. Gần 1.000 người bị thương trong các vụ nổ súng do các tay súng bắn tỉa lạ mặt thực hiện.
Thủ phạm thực sự của vụ việc tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong một cuộc nói chuyện bị rò rỉ, Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet nói với bà Catherine Ashton, đại diện Cấp cao EU rằng, ông nghi ngờ những tay súng đó là người do các lãnh đạo của chính quyền Ukraine thuê.
2. Thảm kịch Odessa: Vào giữa tháng 3/2014, một loạt các cuộc biểu tình nổ ra khắp vùng miền đông Ukraine, nơi người dân không công nhận sự hợp pháp của chính quyền sau cuộc đảo chính ông Yanukovych hồi tháng 2 và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập của vùng này. Tới tháng 5, thành phố miền nam Odessa chìm ngập trong các cuộc bạo loạn giữa những người ủng hộ Kiev và những người đòi độc lập.
Vào ngày 2/5, cuộc đối đầu giữa hai nhóm này đã dần tới thảm kịch khiến gần 50 người thiệt mạng và khoảng 250 người bị thương khi những thành viên theo chủ nghĩa dân tộc đốt khu lán trại của những người biểu tình chống chính phủ và sau đó ném bom xăng vào Tòa nhà Công đoàn Odessa.
5 tháng sau thảm kịch, phóng viên RT có liên lạc với Ủy ban EU để hỏi tiến triển của cuộc điều tra thảm kịch. Tuy nhiên, tới nay, những người chịu trách nhiệm về vụ việc này vẫn chưa được xác định hết.
3. Các vụ sát hại nhà báo Nga: Tới mùa hè năm 2014, cuộc nổi dậy ở miền đông nam Ukraine đã bùng phát thành cuộc xung đột vũ trang. Các nhà báo tới khu vực này tác nghiệp trở thành những nạn nhân trong các cuộc giao tranh ác liệt đó. Khá ít người biết cụ thể về cái chết của nhà báo Nga Igor Kornelyuk, nhân viên kỹ thuật âm thanh Anton Voloshin, quay phim Anatoly Klyan hay phóng viên ảnh Andrey Stenin.
4. Các vụ pháo kích vào thành phố Lugansk. Kể từ Kiev phát động chiến dịch chống khủng bố nhằm dập tắt lực lượng chống đối ở Donetsk và Lugansk, các đợt bắn pháo hạng nặng vào các khu vực dân thường sinh sống thường hay xảy ra. Các công trình xây dựng công như bệnh viện, trường học và khu dân cư trở thành những điểm bắn phá hàng ngày. 5. Các hố chôn tập thể. Vào gần cuối tháng 9/2014, các dân quân tự vệ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) đã phát hiện một số hố chôn tập thể ở khu vực mỏ than Komunar gần làng Nyzhnia Krynka, cách thành phố Donetsk 35 km.
Điểu đặc biệt đó là cách đó chưa lâu, khu vực DPR phát hiện các hố chôn lại là địa bàn mà Lực lượng Vệ binh Quốc gia đồn trú.
6. Máy bay Boeing của Hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 đã bị trúng tên lửa và rơi xuống đất vào ngày 17/7 khi di chuyển qua không phận do phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine kiểm soát. Vụ việc làm toàn bộ 298 hành khách và cả phi hành đoàn thiệt mạng.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, một số thảm kịch đã xảy ra và đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên, một trong số thảm kịch này lại là dấu hỏi lớn cần nhiều thời gian làm sáng tỏ.
1. Những vụ nổ súng giết người ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev. Tháng 2 /2014 được coi là tháng đẫm máu nhất trong cuộc nổi dậy chống chinh quyền Tổng thống Viktor Yanukovych. Hàng nghìn người dân đổ xuống các ngả đường ở Kiev và chiếm đóng Quảng trường Maidan sau khi chính phủ hoãn ký kết thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu.
Tình hình trở nên căng thẳng vào đầu năm 2014 và bùng nổ vào ngày 20/2, ngày đổ máu nhất ở Maidan. Hơn 100 người (gồm cả người biểu tình và lực lượng an ninh) bị sát hại. Gần 1.000 người bị thương trong các vụ nổ súng do các tay súng bắn tỉa lạ mặt thực hiện.
Thủ phạm thực sự của vụ việc tới nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong một cuộc nói chuyện bị rò rỉ, Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet nói với bà Catherine Ashton, đại diện Cấp cao EU rằng, ông nghi ngờ những tay súng đó là người do các lãnh đạo của chính quyền Ukraine thuê.
2. Thảm kịch Odessa: Vào giữa tháng 3/2014, một loạt các cuộc biểu tình nổ ra khắp vùng miền đông Ukraine, nơi người dân không công nhận sự hợp pháp của chính quyền sau cuộc đảo chính ông Yanukovych hồi tháng 2 và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập của vùng này. Tới tháng 5, thành phố miền nam Odessa chìm ngập trong các cuộc bạo loạn giữa những người ủng hộ Kiev và những người đòi độc lập.
Vào ngày 2/5, cuộc đối đầu giữa hai nhóm này đã dần tới thảm kịch khiến gần 50 người thiệt mạng và khoảng 250 người bị thương khi những thành viên theo chủ nghĩa dân tộc đốt khu lán trại của những người biểu tình chống chính phủ và sau đó ném bom xăng vào Tòa nhà Công đoàn Odessa.
5 tháng sau thảm kịch, phóng viên RT có liên lạc với Ủy ban EU để hỏi tiến triển của cuộc điều tra thảm kịch. Tuy nhiên, tới nay, những người chịu trách nhiệm về vụ việc này vẫn chưa được xác định hết.
3. Các vụ sát hại nhà báo Nga: Tới mùa hè năm 2014, cuộc nổi dậy ở miền đông nam Ukraine đã bùng phát thành cuộc xung đột vũ trang. Các nhà báo tới khu vực này tác nghiệp trở thành những nạn nhân trong các cuộc giao tranh ác liệt đó. Khá ít người biết cụ thể về cái chết của nhà báo Nga Igor Kornelyuk, nhân viên kỹ thuật âm thanh Anton Voloshin, quay phim Anatoly Klyan hay phóng viên ảnh Andrey Stenin.
4. Các vụ pháo kích vào thành phố Lugansk. Kể từ Kiev phát động chiến dịch chống khủng bố nhằm dập tắt lực lượng chống đối ở Donetsk và Lugansk, các đợt bắn pháo hạng nặng vào các khu vực dân thường sinh sống thường hay xảy ra.
Các công trình xây dựng công như bệnh viện, trường học và khu dân cư trở thành những điểm bắn phá hàng ngày.
5. Các hố chôn tập thể. Vào gần cuối tháng 9/2014, các dân quân tự vệ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) đã phát hiện một số hố chôn tập thể ở khu vực mỏ than Komunar gần làng Nyzhnia Krynka, cách thành phố Donetsk 35 km.
Điểu đặc biệt đó là cách đó chưa lâu, khu vực DPR phát hiện các hố chôn lại là địa bàn mà Lực lượng Vệ binh Quốc gia đồn trú.
6. Máy bay Boeing của Hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 đã bị trúng tên lửa và rơi xuống đất vào ngày 17/7 khi di chuyển qua không phận do phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine kiểm soát. Vụ việc làm toàn bộ 298 hành khách và cả phi hành đoàn thiệt mạng.