Làng phong Mayanchaung hay còn gọi là nhà thương dành cho cho người mắc bệnh phong Mayanchaung được thành lập vào năm 1989, nằm tách biệt tại thị trấn Halegu ở Yangon và hiện là mái nhà chung của 118 bệnh nhân. Trong ảnh là hai cụ già bị bệnh phong ở Mayanchaung
với bàn tay bị tàn tật - di chứng từ căn bệnh quái ác - đang cầu nguyện trước khi ăn cơm.
Bữa cơm của những người mắc bệnh phong ở Mayanchaung cũng như mọi chi phí sinh hoạt, thuốc men chữa bệnh khác của họ đều đến từ nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm. Mỗi năm, ở Myanmar có khoảng 3.000 người mới bị chuẩn đoán mắc bệnh phong. Trong ảnh là cụ bà Thein Hla, 58 tuổi.
Bị bệnh nặng, những ngón tay của cụ bà Thein Hla bị rụng hết gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Da thịt người mắc bệnh phong thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lồi, gân cốt co lại làm các chi co quắp. Nặng hơn nữa là ngón tay, ngón chân rụng dần.
Chính vì những tàn tật bên ngoài đáng sợ như vậy nên người mắc bệnh phong thường bị tẩy chay, xa lánh và hắt hủi. Nhiều người thậm chí còn cho rằng, bệnh phong dễ lây và những ai mắc phải bệnh này là những người bị nguyền rủa. Trong ảnh là cụ bà Win May, 77 tuổi nằm bẹp trên giường bệnh ở làng phong Mayanchaung.
Đôi bàn tay với các ngón tay bị co quắp của một bệnh nhân mắc bệnh phong ở Myanmar. Trên thực tế, bệnh phong rất khó lây, không di truyền và có khả năng chữa khỏi. Theo ước tính của chính phủ, kể từ năm 1991 đến nay, đã có khoảng 300.000 bệnh nhân phong được chữa khỏi bệnh.
Khu dành cho bệnh nhân nam ở làng phong Mayanchaung.
3 cụ bà với vẻ mặt khắc khổ, buồn bã ngồi ở một góc vườn trong làng phong.
Một cụ ông đứng trong phòng ăn trong làng phong.
Các bệnh nhân tự chuẩn bị bữa cơm cho mình.
Trước khi ăn, các bệnh nhân cầu nguyện cho các nhà hảo tâm, những người tài trợ cho họ.
Làng phong Mayanchaung hay còn gọi là nhà thương dành cho cho người mắc bệnh phong Mayanchaung được thành lập vào năm 1989, nằm tách biệt tại thị trấn Halegu ở Yangon và hiện là mái nhà chung của 118 bệnh nhân. Trong ảnh là hai cụ già bị bệnh phong ở Mayanchaung
với bàn tay bị tàn tật - di chứng từ căn bệnh quái ác - đang cầu nguyện trước khi ăn cơm.
Bữa cơm của những người mắc bệnh phong ở Mayanchaung cũng như mọi chi phí sinh hoạt, thuốc men chữa bệnh khác của họ đều đến từ nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm. Mỗi năm, ở Myanmar có khoảng 3.000 người mới bị chuẩn đoán mắc bệnh phong. Trong ảnh là cụ bà Thein Hla, 58 tuổi.
Bị bệnh nặng, những ngón tay của cụ bà Thein Hla bị rụng hết gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Da thịt người mắc bệnh phong thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lồi, gân cốt co lại làm các chi co quắp. Nặng hơn nữa là ngón tay, ngón chân rụng dần.
Chính vì những tàn tật bên ngoài đáng sợ như vậy nên người mắc bệnh phong thường bị tẩy chay, xa lánh và hắt hủi. Nhiều người thậm chí còn cho rằng, bệnh phong dễ lây và những ai mắc phải bệnh này là những người bị nguyền rủa. Trong ảnh là cụ bà Win May, 77 tuổi nằm bẹp trên giường bệnh ở làng phong Mayanchaung.
Đôi bàn tay với các ngón tay bị co quắp của một bệnh nhân mắc bệnh phong ở Myanmar. Trên thực tế, bệnh phong rất khó lây, không di truyền và có khả năng chữa khỏi. Theo ước tính của chính phủ, kể từ năm 1991 đến nay, đã có khoảng 300.000 bệnh nhân phong được chữa khỏi bệnh.
Khu dành cho bệnh nhân nam ở làng phong Mayanchaung.
3 cụ bà với vẻ mặt khắc khổ, buồn bã ngồi ở một góc vườn trong làng phong.
Một cụ ông đứng trong phòng ăn trong làng phong.
Các bệnh nhân tự chuẩn bị bữa cơm cho mình.
Trước khi ăn, các bệnh nhân cầu nguyện cho các nhà hảo tâm, những người tài trợ cho họ.