Để giành chiến thắng trong trận hải chiến cam go nhằm giành lấy quyền bá chủ ở Đại Tây Dương, người Đức đã thực hiện kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ để đánh bại quân địch.
Hiểu rõ vùng biển nơi diễn ra trận đánh
Nhà lý thuyết quân sự Carl von Clausewitz đúc kết rằng, để tấn công quân đội kẻ thù và giành phần thắng, giới lãnh đạo nên tìm cơ hội phá vỡ "quyền lợi của cộng đồng" kết hợp với nhau trong liên minh của quân địch.
Ông ngụ ý rằng, điều đó không quá khó khăn. Thêm vào đó, ông cũng cho hay "một quốc gia có thể yểm trợ chủ trương của một quốc gia khác, nhưng sẽ không bao giờ coi trọng như của nước mình". Đồng minh và đối tác chỉ đóng vai trò tượng trưng, trừ khi liên quan đến sự sống còn của họ. Thậm chí, họ sẽ tìm đường rút lui khi tình hình trở nên nguy khốn, bất lợi cho họ. Đặc biệt, họ phải hiểu tình hình thực tiễn, nơi diễn ra trận đánh với kẻ thù để có kế sách hợp lý.
Ngay cả Phó Đô đốc của hải quân Đức Wolfgang Wegener cũng đã nhận định rằng, việc hiểu rõ biển vô cùng quan trọng đối với mỗi bên tham chiến vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tác chiến cũng như cục diện chiến tranh. Nếu như không hiểu rõ thì bên tham chiến sẽ bị bất lợi.
|
Nhờ nắm rõ những ưu thế trên biển, Đức đã giành chiến thắng trong trận hải chiến đầu tiên ở mặt trận Đại Tây Dương. |
Về mặt địa lý, lịch sử, nước Đức ở xung quanh các quốc gia có lợi thế về mặt hàng hải và thường xuyên có sự cạnh tranh về hàng hải với các nước này. Do vậy, họ đã hình thành những chiến lược hàng hải. Có những lần, Đức triển khai một đội tàu buôn lớn nhưng ở phía xa có một hạm đội tàu chiến đi theo. Từ lâu, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh là những nước bá chủ, thống trị đại dương mênh mông.
Các quốc gia trên đã giữ vững được lợi thế trên biển của mình trong nhiều thế kỷ trước khi Đức thống nhất lãnh thổ vào năm 1871. Cũng kể từ đó, sức mạnh hải quân Đức bắt đầu tăng lên. Phó Đô đốc Wegener cũng thừa nhận 3 tiêu chuẩn của một cường quốc biển đó là: sở hữu vị trí địa lý có ý nghĩa chiến lược; hạm đội mạnh và có chiến lược hướng ra biển.
Nắm rõ địa lý, tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới
Hải quân Đức đã học được những kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong những trận hải chiến trên biển nhằm kiểm soát những tuyến đường ra vào, tiếp tế... mà quân địch có thể sử dụng. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Đức chiếm được những thành phố cảng của Pháp và Na Uy vào năm 1940, từ đó tiến xa ra vùng biển của Anh và sau đó là Mỹ.
Đức cũng hiểu rõ rằng, để nắm chắc phần thắng trong tay trong các trận hải chiến, trước hết họ phải tăng cường vị trí chiến lược ở châu Âu để giành chiến thắng trên mặt trận Đại Tây Dương.
Tiến hành chiến tranh bất đối xứng từ sớm
Để giành chiến thắng ở mặt trận Đại Tây Dương, quan chức các nước đã lên kế hoạch sử dụng bao nhiêu tàu chiến, số lượng binh sĩ, hạm đội... Các kỹ sư, thợ đóng tàu của Đức đã đóng nhiều tàu ngầm, chế tạo ngư lôi, tàu chiến... Để đánh lạc hướng kẻ thù, người Đức đã loan tin tham chiến với số lượng tài chiến nhiều hơn so với tình hình thực tế nhằm công kích Hải quân Anh cũng như khiến đối phương hoang mang, dao động trước thực lực hùng hậu của Đức.