Tiết lộ “động trời” đạo quân Đức quốc xã sau CTTG 2

Google News

(Kiến Thức) - Sau chiến tranh thế giới 2, các cựu thành viên Quân đội Đức quốc xã thành lập một đội quân bí mật để bảo vệ đất nước khỏi Liên Xô.

Gần 6 thập kỷ sau khi chiến tranh thế giới 2 kết thúc, tài liệu gồm 321 trang không được mọi người chú ý đã tiết lộ sự tồn tại của một tổ chức gồm khoảng 2.000 cựu sĩ quan, cựu chiến binh của Quân đội Đức quốc xã (tồn tại từ năm 1935-1945). Tổ chức này được thành lập vào năm 1949 mà không có sự đồng thuận từ chính phủ Đức, quốc hội nhằm phá vỡ khối liên minh của các lực lượng đang đóng quân ở Đức thời đó (Đông Đức là Liên Xô, Tây Đức là Mỹ và đồng minh NATO).
Mục tiêu của những cựu binh sĩ phát xít Đức đó là bảo vệ đất nước non trẻ Tây Đức chống lại sự "xâm lược" của phe xã hội chủ nghĩ Đông Âu trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh và tại mặt trận trong nước, họ sẽ chống lại những người thuộc phe Cộng sản trong trường hợp xảy ra một cuộc nội chiến. 
Tổ chức bí mật này cũng thu thập thông tin về các chính trị gia thuộc các đảng cánh tả như Fritz Erler thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Joachim Peckert - người sau này đã trở thành một quan chức cao cấp làm việc tại Đại sứ quán Tây Đức ở Moscow, Nga trong những năm 1970.
Trong những năm sau khi kết thúc chiến tranh thế giới 2, cựu binh sĩ Đức quốc xã đã tụ họp, thành lập đội quân bí mật. 
Theo một số tài liệu, Thủ tướng Đức Konrad Adenauer đã không phát hiện ra sự tồn tại của tổ chức phi quân sự bất hợp pháp trên mãi cho tới năm 1951. Khi đó, ông đã không thể đưa ra quyết định tiêu diệt tổ chức quân sự phi pháp này.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các văn bản tuyên bố, quân đội bí mật sẽ có trong tay... 40.000 máy bay chiến đấu. Sự tham gia của nhân vật hàng đầu trong lực lượng vũ trang tương lai của nước Đức đã chứng minh mức độ nghiêm trọng và khả năng của tổ chức quân sự bí mật này như thế nào.
Một trong số những nhân vật quan trọng nhất của tổ chức bí mật trên là Albert Schnez. Schnez sinh năm 1911 và là mang cấp hàm đại tá trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2. Đến cuối những năm 1950, ông là nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Franz Josef Strauss (CDU) và sau đó làm việc dưới trướng Thủ tướng Willy Brandt và Bộ trưởng Quốc phòng Helmut Schmidt.
Trong các tài liệu, Schnez ám chỉ rằng kế hoạch xây dựng một đội quân bí mật đã được Hans Speidel và tướng Adolf Heusinger hỗ trợ, ủng hộ. Hans Speidel đã trở thành tư lệnh tối cao của lực lượng NATO ở Trung Âu vào năm 1957.
Tâm Anh (theo Spiegel)

Bình luận(0)