Thanh gươm trong đá. Trong khi truyền thuyết Arthur được cho là một sản phẩm của văn hóa dân gian và huyền thoại thì xuất hiện một số câu chuyện cho rằng, thanh gươm trong đá là có thật. Theo đó, người ta nhận định nó là thanh kiếm của hiệp sĩ Tuscan có tên Saint Galgano. Galgano sống ở thế kỷ XII. Hiệp sĩ này tin rằng có thể chặt tảng đá bằng thanh gươm sắc bén của mình một cách dễ dàng tựa như cắt bơ nên đã làm điều kỳ lạ ấy. Tuy nhiên, ông đã không thể rút thanh kiếm ra khỏi tảng đá.
Theo truyền thuyết, thanh kiếm Kusanagi được tìm thấy trong xác của một con rắn 8 đầu. Nó bị thần bão và biển giết chết. Kusanagi được coi là biểu trưng của hoàng gia (Imperial Regalia) Nhật Bản và là một trong những biểu tượng nữ thần mặt trời. Hoàng gia Nhật Bản sử dụng nó làm biểu tượng của quyền lực thiêng liêng và dùng để cai trị thần dân. Thanh kiếm này được cho là đang "ngự" trong ngôi đền Atsuta thuộc tỉnh Nagano, nhưng sự hiện hữu của nó không được công bố với công chúng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Trong hàng trăm năm, thanh kiếm huyền bí Durandal bị gắn vào trong các vách đá phía trên nhà thờ nhỏ Notre Dame ở Rocamadour, Pháp. Các tu sĩ cho hay nó là bảo kiếm của hiệp sĩ Roland. Theo truyền thuyết, Roland đã ném thanh kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù. Kể từ thế kỷ XII, nhà thờ nhỏ Notre Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các tín đồ. Năm 2011, giới chức trách đã di chuyển thanh kiếm khỏi vách đá và bảo quản, trưng bày nó ở Bảo tàng Cluny, Paris.
Thanh kiếm bị nguyền rủa Muramasas. Theo truyền thuyết, đây là một thanh kiếm cổ của người Nhật Bản và có sức hủy diệt ghê gớm. Do đó, các vị thần đã đưa ra yêu cầu, rằng, người nào sử dụng thanh kiếm buộc phải để nó thấm máu người. Nếu thanh kiếm Muramasas không được thỏa mãn “cơn khát máu” thì người đó sẽ bị giết hoặc phải tự tử. Có rất nhiều câu chuyện về những người sử dụng thanh kiếm Muramasas trở nên điên dại hay bị giết chết. Do đó, người ta cho rằng nó là vũ khí bị nguyền rủa.Thanh kiếm Honjo Masamune. Theo truyền thuyết Nhật Bản, hai thanh kiếm Masamune và Muramasa đã có một so tài với nhau. Trong khi Muramasa có thể chặt đứt tất cả mọi thứ mà nó chạm vào thì thanh kiếm Masamune lại từ chối “xử lý” bất cứ thứ gì không xứng đáng, thậm chí là cả không khí. Masamune được coi là thanh kiếm quý có giá trị như bảo vật quốc gia nhưng người ta chưa bao giờ tìm thấy hay nhìn thấy nó “bằng xương bằng thịt”.
Thanh kiếm Joyeuse. Đây là thanh kiếm huyền thoại của vua Charlemagne. Nó được cho là có khả năng thay đổi màu sắc 30 lần/ngày và sáng như ánh mặt trời. Vào đầu năm 1271, hai thanh kiếm có tên gọi Joyeuse đã xuất hiện trong nghi lễ đăng quang của các vị vua Pháp. Một trong hai thanh kiếm được cho là thuộc sở hữu của Tòa Thánh La Mã trong nhiều thế kỷ.
Thanh kiếm của Thánh Peter. Đã có nhiều truyền thuyết về thanh kiếm của Thánh Peter sử dụng để cắt tai của người hầu trong khu vườn Gethsemane. Joseph xứ Arimathea đã mang thanh kiếm đó cùng Chén Thánh đến Anh. Tuy nhiên, đến năm 968, Đức Giám Mục Jordan đã mang thanh kiếm này đến Ba Lan. Kể từ đó, nó ở lại Ba Lan và được chuyển đến Bảo tàng Archdiocese ở Poznan.Thanh kiếm Wallace. Truyền thuyết kể rằng hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo gươm. Wallace đã sử dụng da khô của chỉ huy Scotland phụ trách ngân khố Hugh de Cressingham sau khi đánh bại người này trong trận chiến cầu Stirling. Hiện thanh kiếm này được trưng bày tại Đài tưởng niệm quốc gia Wallace. Nó đã được sửa chữa nhiều lần, không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Thanh gươm trong đá. Trong khi truyền thuyết Arthur được cho là một sản phẩm của văn hóa dân gian và huyền thoại thì xuất hiện một số câu chuyện cho rằng, thanh gươm trong đá là có thật. Theo đó, người ta nhận định nó là thanh kiếm của hiệp sĩ Tuscan có tên Saint Galgano. Galgano sống ở thế kỷ XII. Hiệp sĩ này tin rằng có thể chặt tảng đá bằng thanh gươm sắc bén của mình một cách dễ dàng tựa như cắt bơ nên đã làm điều kỳ lạ ấy. Tuy nhiên, ông đã không thể rút thanh kiếm ra khỏi tảng đá.
Theo truyền thuyết, thanh kiếm Kusanagi được tìm thấy trong xác của một con rắn 8 đầu. Nó bị thần bão và biển giết chết. Kusanagi được coi là biểu trưng của hoàng gia (Imperial Regalia) Nhật Bản và là một trong những biểu tượng nữ thần mặt trời. Hoàng gia Nhật Bản sử dụng nó làm biểu tượng của quyền lực thiêng liêng và dùng để cai trị thần dân. Thanh kiếm này được cho là đang "ngự" trong ngôi đền Atsuta thuộc tỉnh Nagano, nhưng sự hiện hữu của nó không được công bố với công chúng trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Trong hàng trăm năm, thanh kiếm huyền bí Durandal bị gắn vào trong các vách đá phía trên nhà thờ nhỏ Notre Dame ở Rocamadour, Pháp. Các tu sĩ cho hay nó là bảo kiếm của hiệp sĩ Roland. Theo truyền thuyết, Roland đã ném thanh kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù. Kể từ thế kỷ XII, nhà thờ nhỏ Notre Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các tín đồ. Năm 2011, giới chức trách đã di chuyển thanh kiếm khỏi vách đá và bảo quản, trưng bày nó ở Bảo tàng Cluny, Paris.
Thanh kiếm bị nguyền rủa Muramasas. Theo truyền thuyết, đây là một thanh kiếm cổ của người Nhật Bản và có sức hủy diệt ghê gớm. Do đó, các vị thần đã đưa ra yêu cầu, rằng, người nào sử dụng thanh kiếm buộc phải để nó thấm máu người. Nếu thanh kiếm Muramasas không được thỏa mãn “cơn khát máu” thì người đó sẽ bị giết hoặc phải tự tử. Có rất nhiều câu chuyện về những người sử dụng thanh kiếm Muramasas trở nên điên dại hay bị giết chết. Do đó, người ta cho rằng nó là vũ khí bị nguyền rủa.
Thanh kiếm Honjo Masamune. Theo truyền thuyết Nhật Bản, hai thanh kiếm Masamune và Muramasa đã có một so tài với nhau. Trong khi Muramasa có thể chặt đứt tất cả mọi thứ mà nó chạm vào thì thanh kiếm Masamune lại từ chối “xử lý” bất cứ thứ gì không xứng đáng, thậm chí là cả không khí. Masamune được coi là thanh kiếm quý có giá trị như bảo vật quốc gia nhưng người ta chưa bao giờ tìm thấy hay nhìn thấy nó “bằng xương bằng thịt”.
Thanh kiếm Joyeuse. Đây là thanh kiếm huyền thoại của vua Charlemagne. Nó được cho là có khả năng thay đổi màu sắc 30 lần/ngày và sáng như ánh mặt trời. Vào đầu năm 1271, hai thanh kiếm có tên gọi Joyeuse đã xuất hiện trong nghi lễ đăng quang của các vị vua Pháp. Một trong hai thanh kiếm được cho là thuộc sở hữu của Tòa Thánh La Mã trong nhiều thế kỷ.
Thanh kiếm của Thánh Peter. Đã có nhiều truyền thuyết về thanh kiếm của Thánh Peter sử dụng để cắt tai của người hầu trong khu vườn Gethsemane. Joseph xứ Arimathea đã mang thanh kiếm đó cùng Chén Thánh đến Anh. Tuy nhiên, đến năm 968, Đức Giám Mục Jordan đã mang thanh kiếm này đến Ba Lan. Kể từ đó, nó ở lại Ba Lan và được chuyển đến Bảo tàng Archdiocese ở Poznan.
Thanh kiếm Wallace. Truyền thuyết kể rằng hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo gươm. Wallace đã sử dụng da khô của chỉ huy Scotland phụ trách ngân khố Hugh de Cressingham sau khi đánh bại người này trong trận chiến cầu Stirling. Hiện thanh kiếm này được trưng bày tại Đài tưởng niệm quốc gia Wallace. Nó đã được sửa chữa nhiều lần, không còn nguyên vẹn như ban đầu.