Vào thế kỷ XI, người châu Âu sử dụng phổ biến bột xác ướp để điều trị bệnh. Người dân thời đó đồn thổi loại thuốc ấy có thể trị bách bệnh như ngăn chảy máu bên trong, giảm đau bụng vào kỳ kinh nguyệt và thậm chí tăng tốc độ chữa lành vết thương...
Ban đầu, người ta dùng xác ướp Ai Cập nghiền thành bột có tên gọi mumia. Tuy nhiên, về sau, do nhu cầu quá cao mà số lượng xác ướp không đủ nên các nhà điều chế thuốc đã dùng thi thể bình thường. Do đó, nạn “mộ tặc” lan nhanh như "cháy rừng", thậm chí người ta còn rao bán xác chết công khai trên đường phố. Đến thế kỷ XVI, các nhà giả kim đã chứng minh được bột xác ướp không hề có công dụng thần kỳ như lời đồn thổi bấy lâu. Tuy nhiên, một số người vẫn mù quáng tin vào công dụng kỳ diệu của thứ bột ấy.
Vào thế kỷ XVII, Edward Teach hay còn được gọi là "Râu đen” là một trong những tên cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại. Hắn từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người đi biển tại vùng biển phía Đông và Caribbean.Chính quyền đã ra lệnh chặt đầu hắn để răn đe những tên tội phạm khác. Ban đầu, thủ cấp của Edward Teach bị đóng cọc tại cửa sông thuộc Williamsburg, tiểu bang Virginia. Sau đó, một chủ quán rượu gần đó đã lấy sọ của hắn và biến nó thành tô đựng rượu được tráng một lớp bạc. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Peabody Essex, Mỹ. Dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria (1819 - 1901), người Anh duy trì một phong tục khá kỳ lạ đó là chụp ảnh bên cạnh người quá cố. Họ làm như vậy để lưu giữ những kỷ niệm với người chết và coi đó là cách để tưởng nhớ người quá cố.
Để có được những tấm ảnh đặc biệt, người chụp ảnh phải ngồi nguyên ở một tư thế khá lâu bởi máy ảnh thời đó có thời gian phơi sáng khoảng 10 phút. Ngoài ra, người ta còn đóng ghim vào mắt người quá cố để giữ cho mắt luôn mở, hay đóng các khung cố định nhằm giữ thi thể có một tư thế đẹp…Tại ngọn đồi Naga, phía Đông Bắc Ấn Độ, bộ tộc Naga duy trì tập tục khá rùng rợn là săn đầu người. Theo quan niệm truyền thống nơi đây, chiến binh nào càng sở hữu nhiều đầu người sẽ càng nổi tiến và được mọi người kính trọng. Nhờ vậy, họ sẽ được xăm những hình xăm đặc biệt và địa vị xã hội cũng cao hơn. Thủ cấp được người Naga đặt trên bệ cửa trong nhiều tháng cho đến khi phần thịt bị thối rữa hết. Sau đó, người ta đặt hộp sọ vào bên trong một túp lều để những chiến binh trẻ tuổi chiêm ngưỡng. Kế đến, người ta sẽ trang trí hộp sọ theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào địa vị, trình độ của người quá cố. Theo đó, các hộp sọ thường được gắn sừng hoặc ngà voi.
Bên cạnh đó, người Naga còn sử dụng những hộp sọ làm lễ vật cầu hôn.
Nabrokarstafur là một từ cổ của Iceland. Nó có nghĩa là Necropants (tạm dịch là quần làm từ da người chết). Nó được coi là một dạng công cụ của phép thuật chữ Rune và được đồn thổi là sẽ mang lại sự giàu sang vô tận cho "phù thủy" nào mặc chiếc quần da người. Theo tài liệu cổ xưa có từ thế kỷ XVII của người Iceland, người làm ra chiếc quần da người phải được người quá cố khi còn sống đồng ý cho da của mình thì chiếc quần đó mới mang lại vận may về tài lộc. Người ta sẽ phải cẩn thận lột toàn bộ phần da từ phía dưới thắt lưng trở xuống mà không được để rách hay thủng bất cứ vị trí nào trên tấm da. Sau khi mặc chiếc quần, lớp da của người chết sẽ dính chặt vào cơ thể "phù thủy" và trở thành một cơ thể thống nhất. Kế đến, "phù thủy" sẽ để mảnh giấy kí hiệu Nábrókarstafur vào bộ phận sinh dục của chiếc quần cùng một đồng xu. Người mặc chiếc quần sẽ đến chỗ góa phụ gần nhất và đánh cắp đồng xu từ người đó rồi nhét vào trong “túi bìu”. Sau khi làm điều đó, nếu chiếc quần làm từ da người chết linh nghiệm thì đồng xu sẽ từ từ nhân lên và người đó sẽ có nguồn của cải bất tận. Ảnh: Mảnh giấy kí hiệu Nábrókarstafur.
Vào thế kỷ XI, người châu Âu sử dụng phổ biến bột xác ướp để điều trị bệnh. Người dân thời đó đồn thổi loại thuốc ấy có thể trị bách bệnh như ngăn chảy máu bên trong, giảm đau bụng vào kỳ kinh nguyệt và thậm chí tăng tốc độ chữa lành vết thương...
Ban đầu, người ta dùng xác ướp Ai Cập nghiền thành bột có tên gọi mumia. Tuy nhiên, về sau, do nhu cầu quá cao mà số lượng xác ướp không đủ nên các nhà điều chế thuốc đã dùng thi thể bình thường. Do đó, nạn “mộ tặc” lan nhanh như "cháy rừng", thậm chí người ta còn rao bán xác chết công khai trên đường phố. Đến thế kỷ XVI, các nhà giả kim đã chứng minh được bột xác ướp không hề có công dụng thần kỳ như lời đồn thổi bấy lâu. Tuy nhiên, một số người vẫn mù quáng tin vào công dụng kỳ diệu của thứ bột ấy.
Vào thế kỷ XVII, Edward Teach hay còn được gọi là "Râu đen” là một trong những tên cướp biển khét tiếng nhất mọi thời đại. Hắn từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người đi biển tại vùng biển phía Đông và Caribbean.
Chính quyền đã ra lệnh chặt đầu hắn để răn đe những tên tội phạm khác. Ban đầu, thủ cấp của Edward Teach bị đóng cọc tại cửa sông thuộc Williamsburg, tiểu bang Virginia. Sau đó, một chủ quán rượu gần đó đã lấy sọ của hắn và biến nó thành tô đựng rượu được tráng một lớp bạc. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Peabody Essex, Mỹ.
Dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria (1819 - 1901), người Anh duy trì một phong tục khá kỳ lạ đó là chụp ảnh bên cạnh người quá cố. Họ làm như vậy để lưu giữ những kỷ niệm với người chết và coi đó là cách để tưởng nhớ người quá cố.
Để có được những tấm ảnh đặc biệt, người chụp ảnh phải ngồi nguyên ở một tư thế khá lâu bởi máy ảnh thời đó có thời gian phơi sáng khoảng 10 phút. Ngoài ra, người ta còn đóng ghim vào mắt người quá cố để giữ cho mắt luôn mở, hay đóng các khung cố định nhằm giữ thi thể có một tư thế đẹp…
Tại ngọn đồi Naga, phía Đông Bắc Ấn Độ, bộ tộc Naga duy trì tập tục khá rùng rợn là săn đầu người. Theo quan niệm truyền thống nơi đây, chiến binh nào càng sở hữu nhiều đầu người sẽ càng nổi tiến và được mọi người kính trọng. Nhờ vậy, họ sẽ được xăm những hình xăm đặc biệt và địa vị xã hội cũng cao hơn.
Thủ cấp được người Naga đặt trên bệ cửa trong nhiều tháng cho đến khi phần thịt bị thối rữa hết. Sau đó, người ta đặt hộp sọ vào bên trong một túp lều để những chiến binh trẻ tuổi chiêm ngưỡng. Kế đến, người ta sẽ trang trí hộp sọ theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào địa vị, trình độ của người quá cố. Theo đó, các hộp sọ thường được gắn sừng hoặc ngà voi.
Bên cạnh đó, người Naga còn sử dụng những hộp sọ làm lễ vật cầu hôn.
Nabrokarstafur là một từ cổ của Iceland. Nó có nghĩa là Necropants (tạm dịch là quần làm từ da người chết). Nó được coi là một dạng công cụ của phép thuật chữ Rune và được đồn thổi là sẽ mang lại sự giàu sang vô tận cho "phù thủy" nào mặc chiếc quần da người. Theo tài liệu cổ xưa có từ thế kỷ XVII của người Iceland, người làm ra chiếc quần da người phải được người quá cố khi còn sống đồng ý cho da của mình thì chiếc quần đó mới mang lại vận may về tài lộc. Người ta sẽ phải cẩn thận lột toàn bộ phần da từ phía dưới thắt lưng trở xuống mà không được để rách hay thủng bất cứ vị trí nào trên tấm da.
Sau khi mặc chiếc quần, lớp da của người chết sẽ dính chặt vào cơ thể "phù thủy" và trở thành một cơ thể thống nhất. Kế đến, "phù thủy" sẽ để mảnh giấy kí hiệu Nábrókarstafur vào bộ phận sinh dục của chiếc quần cùng một đồng xu. Người mặc chiếc quần sẽ đến chỗ góa phụ gần nhất và đánh cắp đồng xu từ người đó rồi nhét vào trong “túi bìu”. Sau khi làm điều đó, nếu chiếc quần làm từ da người chết linh nghiệm thì đồng xu sẽ từ từ nhân lên và người đó sẽ có nguồn của cải bất tận. Ảnh: Mảnh giấy kí hiệu Nábrókarstafur.