Bí mật về chương trình nghiên cứu ngoại cảm của Liên Xô

Google News

Việc bắt giữ phóng viên Robert C.toth của tờ Los Angeles đã vô hình trung tiết lộ ra rằng KGB, cũng đang theo đuổi những mục tiêu nghiên cứu ngoại cảm. 

Từ cuối những năm 60 thế kỷ trước, các nhà phân tích tình báo Mỹ đã nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của Cơ quan tình báo liên xô (KGB) với các chương trình thần giao cách cảm mà Cơ quan Tình báo quân đội Mỹ đang tiến hành. Việc bắt giữ phóng viên Robert C.toth của tờ Los Angeles đã vô hình trung tiết lộ ra rằng KGB, cũng đang theo đuổi những mục tiêu nghiên cứu ngoại cảm tương tự. 
Lúc ấy là gần giữa trưa ngày 11/6/1977 tại Moscow, thủ đô của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xôviết - Liên Xô (cũ), Robert C. Toth, phóng viên của tờ báo Mỹ Los Angeles Times nhận một chiếc cặp từ tay nhà Sinh lý học người Nga Valery G. Petukhov và khi vừa bước đi được vài trăm mét thì một chiếc ôtô hiệu Fiat bất ngờ phanh gấp trước mặt anh ta. Chưa kịp phản ứng gì thì trên xe bước xuống 4 người trong bộ quân phục màu xám của Cơ quan An ninh KGB. Một người trong nhóm nói bằng tiếng Anh rất chuẩn: "Toth, anh bị bắt vì cố ý chiếm đoạt tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia".
1. Chưa kịp định thần, Toth đã bị đẩy vào xe. Sau này khi được tha, Toth nhớ lại: "Xe chạy rất nhanh qua những ngã tư, thậm chí vượt cả đèn đỏ. Ở một trạm kiểm soát, người cảnh sát giao thông không hề có một phản ứng gì. Có lẽ ông ấy đã nhìn vào biển số xe và biết đó là xe của ngành an ninh. Trên xe, những người bắt tôi đối xử với tôi rất lịch sự, thậm chí họ còn mời tôi thuốc lá".
Bi mat ve chuong trinh nghien cuu ngoai cam cua Lien Xo
 Thực hành vẽ lại một hầm chứa tên lửa hạt nhân bằng ngoại cảm.
Cuối cùng, xe chạy qua một cánh cổng nhỏ của một ngôi nhà nhìn rất bình thường như những ngôi nhà khác ở cùng dãy phố rồi dừng lại trước khoảng sân rộng. Được hai nhân viên KGB áp tải vào một căn phòng, Toth hỏi họ rằng liệu anh ta có thể gọi điện thoại để thông báo cho Đại sứ quán Mỹ về việc mình bị ép lên xe hay không, nhưng một nhân viên KGB trả lời: "Bộ Ngoại giao Liên Xô sẽ lo liệu việc ấy".
Tiến hành kiểm tra chiếc cặp mà Valery G. Petukhov đã đưa cho Toth, có hơn 20 trang đánh máy cùng các biểu đồ và những hình ảnh đối chứng, thoạt trông y hệt như một đề tài khoa học viết về một vấn đề phức tạp. Trả lời câu hỏi của một cán bộ KGB phụ trách thẩm vấn, Toth nói: "Đây chỉ là một bài báo, và người đưa cho tôi nhờ tôi dịch nó sang tiếng Anh rồi đăng trên tờ báo của chúng tôi".
Là phóng viên phụ trách trang tin khoa học kỹ thuật của tờ Los Angeles Times, lần đầu tiên Toth gặp Valery G. Petukhov - lúc ấy là Trưởng phòng Thí nghiệm Sinh học, Vật lý thuộc Viện Kiểm tra Nhà nước về nghiên cứu Y, Sinh học tại Moscow vào giữa tháng 2/1977. Trong cuộc gặp gỡ, Petukhov đã hào hứng kể cho chàng phóng viên nghe về một phát hiện của mình: Đó là trong quá trình phân chia tế bào ở cơ thể người, nó sẽ sản sinh ra những hạt bức xạ có khả năng mang theo thông tin và đó chính là cơ sở để giải thích cho hiện tượng "thần giao cách cảm" cùng các vấn đề liên quan đến "thấu thị"? Toth kể: "Tôi nghe với vẻ thờ ơ bởi lẽ câu chuyện mà Petukhov vừa nói quá phức tạp cho một bài báo mặc dù trước đó, tôi đã bảo với Petukhov rằng nếu ông ta chứng minh được lý thuyết này thì tôi sẽ viết".
Đến đầu tháng 6/1977, Petukhov điện thoại cho Toth. Ông cho biết thí nghiệm của ông đã thành công và ông đã lên kế hoạch để mô tả chúng trong một báo cáo khoa học chính thức. Tuy nhiên, báo chí Xôviết chắc chắn sẽ từ chối công bố công trình này nên ông muốn dịch bài báo sang tiếng Anh để Toth đăng tải trên tờ Los Angeles Times.
2. Trở lại với việc bị bắt giam, Toth kể: "Hôm sau, tôi phải đối mặt với một quan chức ở Bộ Ngoại giao Liên Xô, một sĩ quan KGB tên là Sparkin và một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Khoa học Liên Xô là giáo sư I.M Mikhailov. Trong cuộc thẩm vấn này, sĩ quan Sparkin đã đề nghị giáo sư Mikhailov nói về tính chất quan trọng của 20 trang đánh máy mà Petukhov đã trao cho tôi".
Bi mat ve chuong trinh nghien cuu ngoai cam cua Lien Xo-Hinh-2
 Thấu thị đọc được giờ giấc trên mặt đồng hồ dù không nhìn thấy nó?
Theo giáo sư Mikhailov, nội dung tài liệu của Petukhov bao gồm việc phân tích các hạt bức xạ sinh ra trong quá trình phân chia tế bào, và các hạt này là căn cứ để xác định tính dẫn truyền thông tin cơ bản - là nguồn gốc của hiện tượng thần giao cách cảm, ngoại cảm, thấu thị. Cuối cùng, Mikhailov kết luận: "Đây là loại vật liệu bí mật, đang được thực hiện ở một số viện nghiên cứu khoa học của Nhà nước Liên Xô".
Ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, Phó lãnh sự Lawrence C. Napper của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow lúc ấy được phép đến nơi giam giữ gặp Toth. Tại đây, tất cả những lời khai của chàng phóng viên được đọc lên cho ông Phó lãnh sự nghe. Tiếp theo, Toth ký tên xác nhận vào bản khai bằng tiếng Anh nhưng từ chối ký vào bản tiếng Nga vì theo anh ta: "Tôi không biết tiếng Nga nên tôi không hiểu trong đó viết gì. Bởi vậy tôi không ký".
Ký xong những tờ biên bản, viên sĩ quan KGB Sparkin nói với Toth: "Anh được tự do, nhưng anh chưa được phép rời khỏi Liên Xô vì chúng tôi còn nhiều việc muốn hỏi".
Một tuần sau, Toth nhận được cuộc gọi từ Theodore McNamara, là quan chức của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow lúc ấy, yêu cầu anh ta đến ngay lập tức vì đã xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Tại phòng làm việc của McNamara, còn có Phó lãnh sự Napper và hai người khác đang ngồi đợi. Tiếp theo, họ đưa cho Toth xem một bức công hàm của Bộ Ngoại giao Liên Xô mới được chuyển đến nửa giờ trước, nội dung cho biết: "Vào ngày 11-6-1977, Robert Charles Toth đã bị bắt ngay sau khi tiếp xúc với một công dân Xôviết là Petukhov Valery Georgiyevich trong một hoàn cảnh đáng ngờ. Khi bị bắt, nhà báo người Mỹ này có mang theo một chiếc cặp do Petukhov trao cho, chứa đựng những dữ liệu bí mật.
Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo với Đại sứ quán Mỹ rằng, chiếu theo luật pháp Xôviết, Toth sẽ được triệu tập để thẩm vấn bởi các cơ quan điều tra, và Toth không được phép rời khỏi Liên Xô cho đến khi cuộc điều tra kết thúc".
Hôm sau, một sĩ quan KGB mặc áo sơ mi in hoa trong bộ đồ vest màu xám, đến Đại sứ quán Mỹ với thái độ rất lịch sự, hỏi Toth rằng anh ta đã sẵn sàng để thẩm vấn hay chưa. Bên cạnh đó, viên sĩ quan KGB cũng đọc cho Toth nghe Điều 108 và 109 của Bộ luật Hình sự Liên Xô, đồng thời khẳng định Toth không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Toth kể: "Ông ta đưa tôi ra xe, đến Trung tâm thẩm vấn Lefortovo. Trong suốt 2 ngày sau đó, họ hỏi tôi về ngoại cảm, về thần giao cách cảm. Tôi trả lời rằng lĩnh vực ấy không dành cho tôi vì nó là vấn đề của các chuyên gia, và tôi hoàn toàn không hiểu gì về nó. Chỉ đến khi bị bắt, tôi mới biết những tài liệu mà tôi đã nhận được là bí mật, là vi phạm luật pháp Xôviết?".
Nhiều ngày trôi qua kể từ lúc Toth bị gọi đi thẩm vấn, Đại sứ quán Mỹ ở Moscow lại nhận được thông báo từ Bộ Ngoại giao Liên Xô, rằng Toth có thể trở về Mỹ. Rất nhanh chóng, anh chàng nhà báo leo lên chuyến bay đầu tiên của ngày hôm sau trong lúc ở Mỹ, các tờ báo lớn như Washington Post, The New York Times, Los Angeles Times…, đua nhau đưa lên trang nhất về "sự cố" này.
3. Robert Charles Toth chỉ vô tình trở thành "oan gia" bởi lẽ trước đó, chính quyền Xôviết với nhiều mức độ khác nhau, đã phủ nhận rằng "thấu thị, ngoại cảm, thần giao cách cảm" không được nghiên cứu ở Liên Xô vì nó đi ngược lại với quan điểm của chủ nghĩa Mác?
Bi mat ve chuong trinh nghien cuu ngoai cam cua Lien Xo-Hinh-3
Nhà ngoại cảm "đọc" những ý nghĩ của người khác? 
Một năm trước lúc Toth bị bắt, tờ nhật báo Le Monde có số lượng phát hành lớn nhất nhì nước Pháp đã cho đăng tải một bài viết của tác giả người Nga Vladimir Lvov, trong đó ông khẳng định dứt khoát: "Sự thật là thần giao cách cảm không được chấp nhận như một ngành chính thức trong khoa học Liên Xô. Không một viện nghiên cứu hoặc một trung tâm thí nghiệm nào ở Liên Xô được dành cho cái gọi là thần giao cách cảm…".
Ngược dòng thời gian, từ rất lâu, dưới thời các Sa hoàng, nước Nga đã có một lịch sử nghiên cứu về thôi miên trong y học, giáo dục và tâm thần học. Nhưng một trong những người đi đầu về lĩnh vực ngoại cảm lại là một sinh viên 19 tuổi, đang theo học nội trú ở Tbilisi, thủ đô nước Cộng hòa Georgia, tên là Bernard Bernardovich Kazhinsky. Anh ta đã phát triển một phương pháp thần giao cách cảm cho riêng mình và đã chứng minh rằng nó có hiệu quả qua việc đọc toàn văn một lá thư được gấp lại làm tư rồi bỏ trong phong bì đã dán kín.
Tháng 2/1922, Kazhinsky được mời tham dự Đại hội toàn Nga của Hiệp hội Các nhà tự nhiên học - một tổ chức hàng đầu bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh ở Liên Xô. Trong đại hội này, Kazhinsky đã đọc một bản báo cáo với tiêu đề "Dòng điện tự sinh và tư tưởng con người". Bản báo cáo sau đó được Kazhinsky chỉnh lý để trở thành một cuốn sách, và được Duma Quốc gia (tương đương như quốc hội ở những nước khác) tài trợ để Kazhinsky tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1923, Kazhinsky tiếp tục công bố một cuốn sách khác, mang tên "Chuyển giao tư tưởng". Cuốn sách đã gây ra sự thu hút lớn với các nhà nghiên cứu hệ thần kinh não bộ. Tuy nhiên, người làm cho ngành ngoại cảm trở nên rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn chính là giáo sư Leonid L. Vasiliev, sau này trở thành Trưởng Khoa Sinh lý học của Trường đại học Leningrad.
Sinh năm 1891, Vasiliev là học trò của nhà Sinh lý học Vladimir M. Bekhterev, người đã thành lập Viện Nghiên cứu não bộ Leningrad, đồng thời là thành viên của Ủy ban Nghiên cứu tâm thần - mà thực tế là nghiên cứu về thuật thôi miên. Trong các cuốn sách, bài giảng của Vasiliev, luận cứ cơ bản luôn là những sự kiện xảy ra trong quá trình thực nghiệm hiện tượng thần giao cách cảm. Cuốn sách có ảnh hưởng nhất của Vasiliev là cuốn "Sóng vô tuyến và thông tin sinh học", do Viện Khoa học Kiev, Ukraine xuất bản năm 1962.
Tiếp thu những kiến thức của Vasiliev, Kazhinsky kết luận: "Các thử nghiệm thực tế đã chứng minh rằng thông tin liên lạc giữa hai người, cách nhau bởi một khoảng cách địa lý dài vẫn có thể thực hiện thông qua nước, không khí bằng hạt bức xạ sinh ra từ não trong quá trình suy nghĩ mà không cần đến các phương tiện, kỹ thuật truyền thông hiện đại…", và: "Một trong những tính năng quan trọng của thử nghiệm là các sóng điện từ ở não phát ra trong quá trình suy nghĩ, nhìn ngắm sẽ hình thành nên một chùm sóng biên độ hẹp ở vỏ não. Chùm sóng này chứa đựng tất cả những thông tin mà người ấy đã nghĩ, đã nhìn. Nó sẵn sàng được chuyển đến người nhận cho dù người ấy đang ở bất cứ nơi đâu, trên máy bay hay trong tàu ngầm. Nó phá vỡ nguyên tắc "lồng Faraday".
Nhận định của Kazhinsky ngẫu nhiên lại trùng hợp với câu chuyện về chiếc tàu ngầm lớp Nautilus của Mỹ, chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, hạ thủy năm 1954, mang tên Mamie Eisenhower, phu nhân của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower. Năm 1958, nó thực hiện chuyến đi lên Bắc Cực và trong chuyến đi này, một trung úy hải quân có mật danh là "John" nhận được một thông điệp bằng ngoại cảm, gửi đi từ một người có mật danh "Smith" ở Phòng thí nghiệm Friendship Westinghouse, thuộc căn cứ Hải quân Mỹ đặt tại bang Maryland. So sánh với bức điện nhận được từ máy điện báo, John thấy gần như không sai một chữ!
Khi sự việc bị rò rỉ, Hải quân Mỹ phủ nhận rằng một việc như vậy chưa bao giờ xảy ra, rằng họ không hề tham gia vào cái gọi là "thần giao cách cảm…".
Theo Cao Trí/An ninh thế giới

Bình luận(0)