6. George Lamson. Ngày 21/1/1985, máy bay Lockheed Electra 188 chở 71 hành khách và phi hành hành đoàn gặp nạn ở khu vực Reno, Nevada, Mỹ. Khi đó, chỉ có duy nhất một người sống sót đó là Lamson. Sau khi đi trượt tuyết vào cuối tuần, George Lamson (khi đó 17 tuổi) ngồi cạnh bố ở hàng ghế đầu trong máy bay, ngay sau buồng lái. Khi máy bay bắt đầu rung và cánh bên phải trĩu xuống do bị đài không lưu hướng dẫn rẽ phải – đó là một lời khuyên tồi tệ. Lamson đã co gối vào sát ngực khi máy bay chạm đất. Lực va chạm mạnh đã đẩy bật chiếc ghế của cậu ra khỏi khoang hành khách. Lamson bị bắn ra khỏi máy bay, rơi xuống giữa đường cao tốc và mắc kẹt trong dây an toàn. Ban đầu, 3 người trên chuyến bay định mệnh đó thoát chết, trong đó có cha của Lamson. Tuy nhiên, hai người này chết vài ngày sau vụ tai nạn do bị bỏng nặng và chấn thương vùng đầu. Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân vụ tai nạn có thể là do cơ trưởng đã thất bại trong việc kiểm soát máy bay. Cơ phó cũng không hoàn thành trách nhiệm khi không giám sát được đường bay và tốc độ bay. 7. Mohammed el- Fateh Osman. Ngày 8/7/2003, máy bay Boeing 737 chở 116 hành khách và thành viên phi hành đoàn gặp tai nạn ở khu vực cảng Sudan. Nguyên nhân tai nạn cho đến nay vẫn chưa xác định được (Sudan cáo buộc Mỹ gây ra vụ tai nạn, vì các lệnh cấm vận của Mỹ với Sudan lúc bấy giờ không cho phép nước này nhập các thiết bị thay thế cho máy bay. Mỹ bác bỏ cáo buộc và cho biết chính quyền nước này không cấm vận Sudan nhập các thiết bị an toàn bay). Khoảng 10 phút sau khi cất cánh từ cảng Sudan thuộc vùng bờ biển Đông Bắc thủ đô Khartoum, phi công đã phát tín hiệu radio xin đài không lưu tư vấn về vấn đề với động cơ. Sau đó viên phi công nói anh ta đang quay trở lại phi trường. Mười phút sau, máy bay lao vào một sườn đồi khi đang tìm cách hạ cánh khẩn cấp, khiến 116 người thiệt mạng. Bé trai 3 tuổi Mohammed el-Fateh Osman là người duy nhất sống sót duy nhất, nằm bên cạnh vô số thi thể nạn nhân ở xung quanh. Mẹ cậu bé cũng là một trong số các nạn nhân. Mohammed bị mất một phần chân và bị bỏng nặng. Sau đó, tất cả thi thể nạn nhân xấu số được chôn cất trong một hố chôn tập thể sau khi mọi người cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo. Họ làm như vậy vì tình trạng của các thi thể nạn nhân khiến việc chuyển họ về với người thân rất khó khăn. 8. Vesna Vulovic. Máy bay McDonnell-Douglas DC-9 chở 28 người đã gặp tai nạn thảm khốc ở Hinterhermsdorf, Đông Đức ngày 26/1/1972. Vesna Vulovic là một tiếp viên hàng không trên chuyến bay khi bom phát nổ ở độ cao 10.050m. Sự kiện khủng bố này được cho là do tổ chức Ustashe Croatia thực hiện. Vụ nổ khiến chiếc máy bay nổ tan thành nhiều mảnh giữa không trung. Các mảnh vỡ rơi lả tả trong 3 phút mới chạm tới một sườn núi phủ tuyết trắng. Một người dân Đức sau khi tới hiện trường đã tìm thấy Vesna đang nhoài người ra khỏi máy bay và một thành viên phi hành đoàn khác nằm đè lên người cô cũng như một chiếc xe đẩy đồ ăn trên máy bay nằm phía dưới cô. Người tìm thấy Vesna lúc đó là một bác sĩ từng làm việc trong Chiến tranh thế giới II. Do đó, khi nhìn thấy người gặp nạn, ông đã làm những gì có thể để cứu chữa Vesna. Vesna bị các chấn thương: rạn xương sọ, gãy hai chân và rạn 3 đốt sống, khiến cô tạm thời bán thân bất toại. Sau khi phẫu thuật, đôi chân của Vesna có thể hoạt động bình thường và tiếp tục làm việc dưới mặt đất cho hãng hàng không trước đây. Sau vụ tai nạn kinh hoàng đó, người ta phát hiện ra lịch làm việc của Vesna ngày hôm đó bị nhầm với nữ tiếp viên khác cũng tên Vesna. Vì vậy, cô đã lên nhầm chuyến bay. Vesna được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người sống sót rơi từ độ cao cao nhất mà không cần dù (hơn 10.000m). Vào thời điểm đó, cô được coi là người hùng quốc gia Nam Tư. 9. Cecelia Cichan. Máy bay McDonnell Douglas MD-82 chở 155 người của hãng hàng không Northwest Airlines đã gặp tai nạn ở Romulus, Michigan (phía tây Detroit), Mỹ. Vụ tai nạn này khiến 154 người trên máy bay và 2 người dưới mặt đất thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi của phi công. Sau khi cất cánh từ sân bay Metro, trong lần nâng độ cao thứ nhất, máy bay bỗng quay góc khoảng 35 độ, cánh trái va vào một cột chống sét cách cuối đường băng khoảng 800m rồi tiếp tục va chạm với cột chống sét thứ hai rồi mái của tòa nhà để xe và rơi xuống đất. Cecelia - nhân viên cứu hộ tìm thấy Cichan trong ghế ngồi của em, cách thi thể người mẹ khoảng hơn 1m. Trên máy bay còn có cha Cecelia và người anh trai 6 tuổi của em. Việc bé gái 4 tuổi này sống sót cho tới nay vẫn là điều không thể giải thích được. Cục An toàn giao thông quốc gia Mỹ xác định nguyên nhân vụ tai nạn có thể là do phi hành đoàn đã không đảm bảo các yêu cầu an toàn trước khi cất cánh. Cecelia đã kết hôn và có bằng tiến sĩ tâm lý học của ĐH Alabama. Mặc dù không xuất hiện trước công chúng và không tham dự các lễ tưởng niệm vụ tai nạn hàng không kinh hoàng trên hàng năm nhưng Cecelia vẫn liên lạc với một số thân nhân của người thiệt mạng trong vụ tai nạn đó. 10. Juliane Kopcke. Máy bay Lockheed Electra L-188A chở 92 hành khách và phi hành đoàn đã gặp tai nạn thảm khốc ở Puerto Inca, Peru ngày 4/12/1971. Khi đó, chỉ có duy nhất một người may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do lỗi của phi công và máy bay có thể bị sét đánh. Vào ngày định mệnh đó, chiếc máy bay cất cánh từ sân bay Jorge Chavez ở thủ đô Lima và hướng tới Pucallpa, Peru. Khoảng 90 phút sau khi cất cánh, ở độ cao khoảng 6.400m, máy bay đã đi vào một cơn bão và có thể bị sét đánh trúng. Khi đó, các phi công không điều khiển được máy bay, khiến nó nhanh chóng lao thẳng xuống đất. Phi hành đoàn cố gắng tìm cách lấy lại thăng bằng cho máy bay nhưng bên cánh máy bay bắt đầu bốc lửa. Kế đến, hai cánh lần lượt gãy khỏi máy bay. Cuối cùng, máy bay rơi xuống một vùng núi non hiểm trở thuộc rừng rậm Amazon. Điều thần kỳ là cô gái 17 tuổi người Đức Juliane Koepcke đi máy bay cùng mẹ đã may mắn sống sót và vẫn ngồi trên ghế của mình. Sau khi không tìm được mẹ, Koepcke đã đi xuyên rừng trong 9 ngày để tìm người giúp đỡ. Đến ngày thứ 9, cô tìm thấy một chiếc xuồng máy và một căn lều. Sau đó nhiều giờ, một thợ rừng địa phương quay trở về và nhìn thấy Koepcke. Người thợ rừng này đã dùng xuồng đưa Koepcke tới một khu trại cây trong suốt 7 giờ đồng hồ. Sau đó, cô được máy bay chở đến bệnh viện điều trị. Hiện Koepcke là một nhà sinh vật học xuất sắc ở Đức.
6. George Lamson. Ngày 21/1/1985, máy bay Lockheed Electra 188 chở 71 hành khách và phi hành hành đoàn gặp nạn ở khu vực Reno, Nevada, Mỹ. Khi đó, chỉ có duy nhất một người sống sót đó là Lamson. Sau khi đi trượt tuyết vào cuối tuần, George Lamson (khi đó 17 tuổi) ngồi cạnh bố ở hàng ghế đầu trong máy bay, ngay sau buồng lái.
Khi máy bay bắt đầu rung và cánh bên phải trĩu xuống do bị đài không lưu hướng dẫn rẽ phải – đó là một lời khuyên tồi tệ. Lamson đã co gối vào sát ngực khi máy bay chạm đất. Lực va chạm mạnh đã đẩy bật chiếc ghế của cậu ra khỏi khoang hành khách.
Lamson bị bắn ra khỏi máy bay, rơi xuống giữa đường cao tốc và mắc kẹt trong dây an toàn. Ban đầu, 3 người trên chuyến bay định mệnh đó thoát chết, trong đó có cha của Lamson. Tuy nhiên, hai người này chết vài ngày sau vụ tai nạn do bị bỏng nặng và chấn thương vùng đầu.
Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân vụ tai nạn có thể là do cơ trưởng đã thất bại trong việc kiểm soát máy bay. Cơ phó cũng không hoàn thành trách nhiệm khi không giám sát được đường bay và tốc độ bay.
7. Mohammed el- Fateh Osman. Ngày 8/7/2003, máy bay Boeing 737 chở 116 hành khách và thành viên phi hành đoàn gặp tai nạn ở khu vực cảng Sudan. Nguyên nhân tai nạn cho đến nay vẫn chưa xác định được (Sudan cáo buộc Mỹ gây ra vụ tai nạn, vì các lệnh cấm vận của Mỹ với Sudan lúc bấy giờ không cho phép nước này nhập các thiết bị thay thế cho máy bay. Mỹ bác bỏ cáo buộc và cho biết chính quyền nước này không cấm vận Sudan nhập các thiết bị an toàn bay).
Khoảng 10 phút sau khi cất cánh từ cảng Sudan thuộc vùng bờ biển Đông Bắc thủ đô Khartoum, phi công đã phát tín hiệu radio xin đài không lưu tư vấn về vấn đề với động cơ. Sau đó viên phi công nói anh ta đang quay trở lại phi trường.
Mười phút sau, máy bay lao vào một sườn đồi khi đang tìm cách hạ cánh khẩn cấp, khiến 116 người thiệt mạng. Bé trai 3 tuổi Mohammed el-Fateh Osman là người duy nhất sống sót duy nhất, nằm bên cạnh vô số thi thể nạn nhân ở xung quanh.
Mẹ cậu bé cũng là một trong số các nạn nhân. Mohammed bị mất một phần chân và bị bỏng nặng. Sau đó, tất cả thi thể nạn nhân xấu số được chôn cất trong một hố chôn tập thể sau khi mọi người cầu nguyện theo nghi thức Hồi giáo. Họ làm như vậy vì tình trạng của các thi thể nạn nhân khiến việc chuyển họ về với người thân rất khó khăn.
8. Vesna Vulovic. Máy bay McDonnell-Douglas DC-9 chở 28 người đã gặp tai nạn thảm khốc ở Hinterhermsdorf, Đông Đức ngày 26/1/1972. Vesna Vulovic là một tiếp viên hàng không trên chuyến bay khi bom phát nổ ở độ cao 10.050m. Sự kiện khủng bố này được cho là do tổ chức Ustashe Croatia thực hiện. Vụ nổ khiến chiếc máy bay nổ tan thành nhiều mảnh giữa không trung. Các mảnh vỡ rơi lả tả trong 3 phút mới chạm tới một sườn núi phủ tuyết trắng.
Một người dân Đức sau khi tới hiện trường đã tìm thấy Vesna đang nhoài người ra khỏi máy bay và một thành viên phi hành đoàn khác nằm đè lên người cô cũng như một chiếc xe đẩy đồ ăn trên máy bay nằm phía dưới cô. Người tìm thấy Vesna lúc đó là một bác sĩ từng làm việc trong Chiến tranh thế giới II. Do đó, khi nhìn thấy người gặp nạn, ông đã làm những gì có thể để cứu chữa Vesna.
Vesna bị các chấn thương: rạn xương sọ, gãy hai chân và rạn 3 đốt sống, khiến cô tạm thời bán thân bất toại. Sau khi phẫu thuật, đôi chân của Vesna có thể hoạt động bình thường và tiếp tục làm việc dưới mặt đất cho hãng hàng không trước đây. Sau vụ tai nạn kinh hoàng đó, người ta phát hiện ra lịch làm việc của Vesna ngày hôm đó bị nhầm với nữ tiếp viên khác cũng tên Vesna. Vì vậy, cô đã lên nhầm chuyến bay.
Vesna được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người sống sót rơi từ độ cao cao nhất mà không cần dù (hơn 10.000m). Vào thời điểm đó, cô được coi là người hùng quốc gia Nam Tư.
9. Cecelia Cichan. Máy bay McDonnell Douglas MD-82 chở 155 người của hãng hàng không Northwest Airlines đã gặp tai nạn ở Romulus, Michigan (phía tây Detroit), Mỹ. Vụ tai nạn này khiến 154 người trên máy bay và 2 người dưới mặt đất thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi của phi công.
Sau khi cất cánh từ sân bay Metro, trong lần nâng độ cao thứ nhất, máy bay bỗng quay góc khoảng 35 độ, cánh trái va vào một cột chống sét cách cuối đường băng khoảng 800m rồi tiếp tục va chạm với cột chống sét thứ hai rồi mái của tòa nhà để xe và rơi xuống đất. Cecelia - nhân viên cứu hộ tìm thấy Cichan trong ghế ngồi của em, cách thi thể người mẹ khoảng hơn 1m.
Trên máy bay còn có cha Cecelia và người anh trai 6 tuổi của em. Việc bé gái 4 tuổi này sống sót cho tới nay vẫn là điều không thể giải thích được. Cục An toàn giao thông quốc gia Mỹ xác định nguyên nhân vụ tai nạn có thể là do phi hành đoàn đã không đảm bảo các yêu cầu an toàn trước khi cất cánh.
Cecelia đã kết hôn và có bằng tiến sĩ tâm lý học của ĐH Alabama. Mặc dù không xuất hiện trước công chúng và không tham dự các lễ tưởng niệm vụ tai nạn hàng không kinh hoàng trên hàng năm nhưng Cecelia vẫn liên lạc với một số thân nhân của người thiệt mạng trong vụ tai nạn đó.
10. Juliane Kopcke. Máy bay Lockheed Electra L-188A chở 92 hành khách và phi hành đoàn đã gặp tai nạn thảm khốc ở Puerto Inca, Peru ngày 4/12/1971. Khi đó, chỉ có duy nhất một người may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do lỗi của phi công và máy bay có thể bị sét đánh. Vào ngày định mệnh đó, chiếc máy bay cất cánh từ sân bay Jorge Chavez ở thủ đô Lima và hướng tới Pucallpa, Peru.
Khoảng 90 phút sau khi cất cánh, ở độ cao khoảng 6.400m, máy bay đã đi vào một cơn bão và có thể bị sét đánh trúng. Khi đó, các phi công không điều khiển được máy bay, khiến nó nhanh chóng lao thẳng xuống đất. Phi hành đoàn cố gắng tìm cách lấy lại thăng bằng cho máy bay nhưng bên cánh máy bay bắt đầu bốc lửa.
Kế đến, hai cánh lần lượt gãy khỏi máy bay. Cuối cùng, máy bay rơi xuống một vùng núi non hiểm trở thuộc rừng rậm Amazon. Điều thần kỳ là cô gái 17 tuổi người Đức Juliane Koepcke đi máy bay cùng mẹ đã may mắn sống sót và vẫn ngồi trên ghế của mình. Sau khi không tìm được mẹ, Koepcke đã đi xuyên rừng trong 9 ngày để tìm người giúp đỡ.
Đến ngày thứ 9, cô tìm thấy một chiếc xuồng máy và một căn lều. Sau đó nhiều giờ, một thợ rừng địa phương quay trở về và nhìn thấy Koepcke. Người thợ rừng này đã dùng xuồng đưa Koepcke tới một khu trại cây trong suốt 7 giờ đồng hồ. Sau đó, cô được máy bay chở đến bệnh viện điều trị. Hiện Koepcke là một nhà sinh vật học xuất sắc ở Đức.