Tuyệt chiêu bảo quản thực phẩm ngày Tết, cả nhà yên tâm

Google News

Bảo quản thực phẩm chế biến ngày Tết tưởng dễ nhưng không đơn giản, cần bảo quản đúng cách nếu không muốn chúng biến chất, trở nên có hại đến sức khỏe.

Để có những món ăn ngon ngày Tết cần có nguyên liệu tươi ngon. Sau đây là những mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu ngày Tết.
Thứ nhất, đối với bánh chưng, bánh tét có thể bảo quản ở ngoài môi trường tự nhiên nếu thời tiết lạnh. Còn thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần bánh còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín.
Thứ hai, đối với thịt, trước khi bảo quản, rửa sạch bằng nước muối loãng, chanh hoặc rượu trước khi bảo quản (ngoại trừ thịt bò), để loại bỏ nước bẩn, khử mùi tanh, giúp thịt không bị nhiễm khuẩn khi bảo quản.
Luôn bọc kín thịt, cá để hạn chế không khí lọt vào khiến thịt, cá bị đông đá, mất nước, gây khó khăn trong lúc rã đông và làm mất nhiều dinh dưỡng.
Tuyet chieu bao quan thuc pham ngay Tet, ca nha yen tam
Ảnh minh họa.  
Phải ngăn tách riêng thực phẩm sống và các thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh, dán tem ghi ngày, giờ bắt đầu bảo quản và ngày kết thúc thời gian tránh làm bám mùi và nhiễm khuẩn chéo. Đồng thời, nên chia thịt, cá ra các phần nhỏ.
Khi sử dụng hãy dùng những thực phẩm có thời hạn dùng cận nhất. Chỉ nên rã đông thịt, cá đã làm đông 1 lần rồi dùng hết, không nên rã đông xong lại cho vào ngăn đông bảo quản tiếp.
Thứ ba, với giò, chả bảo quản tốt nhất là ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C. Nếu gia đình bạn ăn nhanh bạn có thế bảo quản giò chả trong ngăn mát tủ lạnh. Vì giò chả vẫn có thể ăn ngon bình thường khoảng 4-5 ngày. Giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính mà phải để ở nhiệt độ mát, lạnh vì vậy để bảo quản nên để vào ngăn mát tủ lạnh.
Tuyet chieu bao quan thuc pham ngay Tet, ca nha yen tam-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Thứ tư, đối với thịt đông, cách bảo quản tốt nhất là nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, và nó vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn không bị hỏng.
Thứ năm, đối với dưa hành nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.
Thứ sáu, đối với hải sản, mẹo giữ thực phẩm tươi lâu là bảo quản tương tự như thịt sống. Đối với những hải sản có vỏ thì để nguyên vỏ, cho vào bát rồi dùng khăn ẩm để lên. Thịt tôm cua đã chín nếu còn thừa thì bóc vỏ cho vào túi có khóa kéo hoặc hộp đựng kín hơi thì có thể để được 4 ngày.
Tuyet chieu bao quan thuc pham ngay Tet, ca nha yen tam-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Thứ bảy, một số loại thực phẩm đã nấu chín khác cần đặc biệt lưu ý khi có ý định bảo quản trong tủ lạnh ăn dần vì có một số loại khi đã nấu chín mà cho vào tủ lạnh qua đêm có thể sinh ra chất độc.
Đặc biệt, với các loại rau đã nấu chín không nên bảo quản qua đêm trong tủ lạnh vì hàm lượng nitrat có trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrit tăng nguy cơ gây ung thư. Rau tươi nên đựng trong túi nylon có lỗ thủng để hơi nước có thể bốc đi và không làm rau bị úng.
Thứ tám, đối với trái cây, khi bảo quản thì nên để nguyên bao bì hoặc gói trong khăn để thấm hết nước chảy ra khi quả chín quá. Hoa quả đã cắt thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại hoặc đựng trong hộp kín hơi.
Tuyet chieu bao quan thuc pham ngay Tet, ca nha yen tam-Hinh-4
 Ảnh minh họa. 
Thứ chín, thức ăn sau khi chế biến còn nóng cũng không nên cho ngay vào tủ lạnh bảo quản vì trong tủ lạnh thường có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nước trong thức ăn ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho con người khi ăn.

Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)