Từ đêm giao thừa đến mùng 5 Tết Giáp Thìn 2024: 6 việc cần tránh để gia đình sung túc, tài lộc suốt cả năm

Google News

Những kiêng kỵ này là hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong ngày Tết và bày tỏ những mong muốn, kỳ vọng vào năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng. 

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất với người Việt, theo quan niệm người xưa những sự việc xảy ra trong những ngày đầu năm mới sẽ ảnh hưởng tới vận hạn trong suốt cả năm đó. Vì vậy, mọi người vô cùng thận trọng trong từng lời nói và hành động của mình để tránh mang lại những điều xui xẻo. Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng những điều cấm kỵ, mê tín trong dân gian như vậy là không khoa học nhưng chúng mang theo mong muốn của người xưa là cầu lành tránh gở.

Dưới đây là một số điều cấm kỵ trong dịp Tết theo quan niệm của dân gian.

Không nói những từ mang hàm nghĩa tiêu cực

Lời nói cũng mang sức mạnh. Con người muốn gặp vận may thì trước hết phải nói điều tốt. Ai cũng cầu mong những điều may mắn nên hãy tránh nói những lời không may mắn. Nếu chửi bới, cãi vã, mất bình tĩnh, hay nói những lời tục tĩu..., những điều này sẽ phá hủy bầu không khí hài hòa của năm mới và tâm trạng vui vẻ của mọi người. Ngoài ra, mọi người cũng kiêng kị những từ có hàm ý tiêu cực như “chết”, “bệnh tật”, “mất mát”, "nghèo” vì ông cha ta cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng tới bạn cả năm.

Không ngủ nướng

Sau một đêm đón Giao thừa muộn, rất nhiều người muốn ngủ lâu hơn vào buổi sáng. Tuy nhiên, khi đất trời giao hoà là lúc thích hợp nhất để đón nhận những nguồn năng lượng mới.

Tục lệ dậy sớm, làm cơm cúng và chúc Tết người thân trong gia đình còn tượng trưng cho sự cam kết làm việc chăm chỉ và thái độ tích cực với cuộc sống trong năm mới. 

Ngược lại, sự lười biếng ngay ngày đầu năm mới có thể là dấu hiệu của sự lười biếng, biểu thị sự thiếu năng lượng và thiếu chủ động, ỉ lại trong năm. 

Không quét nhà vào mùng 1 Tết

Vào ngày mùng 1 Tết, cho dù sàn nhà có nhiều rác, có lộn xộn đến đâu thì cũng không nên quét nhà. 

Theo phong tục truyền thống, việc quét nhà có thể cuốn đi vận may và may mắn ra khỏi nhà. Điều này không chỉ là lời chúc phúc cho gia đình mà còn là một kiểu thể hiện sự tôn trọng và mong chờ một năm mới tốt đẹp, sung túc hơn. 

Không ăn cháo trắng

Cháo là một món ăn đơn giản, tiện lợi thường xuất hiện trên bàn ăn của mọi người. Tuy nhiên, vào ngày Tết lại khuyên không nên ăn cháo vì thường được coi là biểu tượng của sự nghèo khó, không sung túc trong gia đình. 

Vì vậy vào đầu năm mới, mọi người có xu hướng không uống cháo để tránh năm mới sẽ đói kém, thiếu thốn. 

Vào ngày mùng 1 Tết, mọi người thường ăn những món ăn có ý nghĩa tốt lành như bánh chưng tượng trưng cho sự đoàn viên, no đủ. Đây cũng là cách mọi người bày tỏ sự mong đợi về sự may mắn và hạnh phúc trong năm tới.

Không giặt quần áo, gội đầu hay tắm rửa vào mùng 1 Tết

Đây vốn là những hoạt động bình thường hàng ngày nhưng người già lại khuyên không giặt đồ vào ngày mùng 1 Tết. Mọi người tin rằng việc giặt quần áo, gội đầu hay tắm rửa trong ngày đầu năm mới sẽ cuốn phăng mọi nguồn năng lượng tốt ra khỏi nhà theo nguồn nước, "rửa sạch" tài lộc, may mắn trong nhà.

Việc tắm gội sạch sẽ, gột rửa mọi bụi bẩn và xui xẻo được thực hiện vào trước Giao thừa, nhằm đón năm mới may mắn và cát tường. Theo quan niệm dân gian, tắm rửa sạch sẽ vào chiều 30 Tết sẽ giúp xua đi những điều không may mắn của năm cũ, giúp cơ thể sạch sẽ, sảng khoái để sẵn sàng đón một năm mới tốt đẹp và vui vẻ hơn. Nhiều người còn tắm nước lá mùi già vào ngày 30 Tết theo “tục tẩy trần đêm tất niên”. 

Không cho nước, không cho lửa

Trong quan niệm của người Việt từ bao đời nay, lửa và nước được xem là vật biểu trưng cho may mắn cũng như tiền tài. Vì thế, nếu bạn đem cho 2 vật này dịp đầu năm cũng giống như mang tài lộc, may mắn của gia đình mình cho người khác, rước những điều không may về nhà.

Cho dù cuộc sống hiện đại đã khác xưa nhưng những kiêng kỵ vào những ngày đầu năm mới vẫn có giá trị riêng và được mọi người thực hiện. Ngoài ra một số hoạt động khác mà người già khuyên nên kiêng trong ngày Tết như: không làm đổ vỡ đồ sứ hoặc thủy tinh; không cãi vã; không mặc đồ đen-trắng, không cắt tóc,...

Những kiêng kỵ này là hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong ngày Tết và bày tỏ những mong muốn, kỳ vọng vào năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng. 

* Mọi thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

H.A

Bình luận(0)