Top thực phẩm bổ khí huyết, táo đỏ đứng thứ 6, gà đen đứng thứ 3 và đứng đầu là loại ai thấy cũng kinh ngạc

Google News

Để khí huyết tốt, nên bồi bổ những loại thực phẩm giúp ích khí huyết dưới đây.

"Khí huyết không hài hòa, bệnh tật phát sinh" là châm ngôn phổ biến của y học cổ truyền Trung Quốc. Chất lượng khí huyết trực tiếp quyết định sức khỏe của cơ thể, điều này được thể hiện qua ngoại hình của con người, các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn ngủ, chân tay lạnh, sắc mặt tái nhợt, hồi hộp, khó thở, chóng mặt... Do đó, bổ sung khí huyết rất quan trọng. 

Theo Y học cổ truyền, những thực phẩm sau bổ sung khí huyết rất tốt, bao gồm: 

9. Xuyên khung

Cây xuyên khung là một loại thuốc mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ Đông Á, bây giờ chúng được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Các thành phần hiệu quả chính được chiết xuất từ cây này là phthalide, terpenes và enol, polysaccharid, alkaloid, axit hữu cơ và este, tinh dầu (EO), axit phenolic, phthalide lacton và các thành phần khác, có tác dụng giãn mạch, chống viêm, chống oxy hóa.

Theo nghiên cứu, alkaloid tetramethylpyrazine là thành phần hóa học đặc trưng của cây xuyên khung. Nó có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mô chống lại tổn thương do tái tưới máu, cải thiện vi tuần hoàn, thúc đẩy lưu lượng máu và loại bỏ máu ứ cũng như ngăn ngừa sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn mạch máu. Cây xuyên khung và alkaloid tetramethylpyrazine đã được sử dụng trong điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cơn đau thắt ngực ở Trung Quốc từ những năm 1960. Alkaloid tetramethylpyrazine hoạt động theo 3 cách: Chất chống huyết khối, chất đối kháng co mạch và hợp chất chống viêm.

Cây xuyên khung có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở phần dưới của cơ thể, lưu thông máu, giảm đau. Nó là dược liệu chính để điều trị các bệnh phụ khoa và được sử dụng rộng rãi cho các trường hợp kinh nguyệt không đều... 

Xuyên khung không chỉ hỗ trợ nuôi dưỡng máu và khí mà còn kích hoạt tuần hoàn máu. Đối với những người bị rối loạn nội tiết, bạn có thể thử kết hợp xuyên khung với một số dược liệu khác, có thể phát huy tác dụng đặc biệt tốt trong việc bổ sung khí huyết.

8. Bột mè đen

Bột mè đen chứa nhiều sắt và vitamin E, giúp bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc, trẻ lâu, duy trì vẻ trẻ trung tràn đầy sức sống. Bột có tác dụng làm ấm, bổ thận dương, bồi bổ ngũ tạng, bổ sung tinh huyết, dưỡng ẩm cho cơ thể. đường ruột, là sản phẩm bổ dưỡng rất tốt.

7. Quả dâu tằm 

Dâu tằm có tính hàn, đi vào kinh mạch gan thận, tác dụng dưỡng thận, dưỡng gan. Nước dâu tằm lên men có công năng thúc đẩy tuần hoàn máu, xua tan cảm mạo, đau bụng kinh, hoạt huyết dưỡng can, cầm máu,... Nó thích hợp cho các triệu chứng thấp khớp, đau nhức xương, viêm khớp, vai cóng, phù nề chi dưới. Quả này bổ khí huyết, thanh nhiệt, là vị thuốc mát huyết, ích âm. Y học cổ truyền cho rằng, dâu tằm có tính lạnh, đi vào gan, thận, thông kinh lạc; thanh niên, trung niên nam nữ đều có thể uống để dưỡng âm bổ thận. 

6. Táo tàu

Táo tàu giúp bồi bổ khí huyết. (Ảnh minh họa)

Táo tàu chứa 19 loại axit amin, trong đó có 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, táo tàu còn chứa một lượng lớn vitamin A, phức hợp vitamin B, vitamin C và vitamin E. Bên cạnh đó, nguyên tố sắt, kẽm và  selen có trong táo tàu cũng đặc biệt phong phú, giúp tăng cường chức năng tạo máu.

Phụ nữ nên ăn táo tàu thường xuyên vì nó có thể bổ sung khí và máu. Trong trường hợp rối loạn nội tiết bình thường, một ít táo tàu kết hợp với các nguyên liệu khác như kỷ tử cũng có thể bổ sung khí huyết tốt, giúp cải thiện tình trạng thường xuyên chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi quá mức, thiếu máu...

5. Long nhãn

Long nhãn có vị ngọt, tính ấm, giúp bổ tâm, an thần, kiện tì ích khí, dưỡng huyết, tráng dương, tốt cho cả nam và nữ. Loại này dùng cho người hay lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, sau đẻ mất sức, thiếu máu; bỏng nước sôi, bỏng lửa, chấn thương... rất hiệu quả. 

Mặc dù long nhãn rất dễ gây nội nhiệt, nhưng từ góc độ thích hợp, nếu dùng lâu dài, long nhãn có thể thúc đẩy nhanh quá trình bổ sung khí huyết cho cơ thể thông qua tác dụng bổ sung dinh dưỡng. 

4. Rau diếp ngồng 

Ít ai biết, rau diếp ngồng có chứa lượng sắt và vitamin cần thiết, giúp sinh khí huyết, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, phục hồi sức lực... Ngoài ra, loại rau này nổi tiếng biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. 

Rau diếp thuộc loại ít năng lượng nhưng giàu vitamin và chất khoáng, là chất chống oxy hóa - chất rất có lợi cho sức khỏe. Cùng họ với cây bồ công anh, diếp ngồng có vị đắng tính hàn, nó có thể tiêu được khí trệ, tan được chỗ sưng đau, sử dụng rất tốt cho người huyết nhiệt sinh mụn nhọt, vẩy nến, phụ nữ sau sinh tắc sữa sưng đau dùng rất hiệu quả.

3. Gà ác

Gà ác tốt cho sức khỏe mọi người. (Ảnh minh họa).

Gà ác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà ngũ trảo. Gà ác nhỏ con, lông trắng nhưng mỏ, mắt, da thịt và xương đều đen. Thịt gà ác còn chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysine, methionine, histidine nên xưa được gọi là gà thuốc.

Thịt gà ác giúp phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%. 

Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác. Theo y học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều... 

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh có tác dụng bổ sung khí tốt nhất trong số các loại trái cây và rau quả, vì nó chứa một lượng lớn chất sắt và vitamin C. Vì vậy, ăn nhiều bông cải xanh hàng ngày không chỉ có thể bổ sung khí huyết mà còn cung cấp quá trình tiêu hóa, có thể nói là rất hữu ích cho sức khỏe khỏe thể chất và tinh thần.

Bông cải xanh có hàm lượng các chất thiết yếu cao. Lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và một số hợp chất sinh học có trong bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen... 

1. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là thực phẩm bổ sung máu lý tưởng, chủ yếu là vì chúng rất giàu ion sắt, là thành phần chính trong quá trình tổng hợp huyết sắc tố, vì vậy những người bị rối loạn nội tiết có thể thử tiêu thụ những thực phẩm này. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chứa rất nhiều cholesterol, đối với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh lý máu não nghiêm trọng thì nên chú ý kiểm soát, tránh ăn quá nhiều để tránh gây rắc rối cho cơ thể.

THÙY LINH (DỊCH TỪ ABOLUOWANG)

Bình luận(0)