Cách phát hiện gù lưng ở trẻ

Google News

(Kiến Thức) - Gù lưng gây đau lưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hô hấp và tim mạch... nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
 

 Ảnh minh họa.
Gù lưng là biểu hiện điển hình của bệnh, cột sống lưng gù cong đều, không có đỉnh gù nhọn. Do gù ở cột sống nên cột sống cổ và thắt lưng uốn cong ra trước (ngược lại cột sống lưng) để bù trừ. Giảm sự giãn nở của lồng ngực khi thở, gây giảm dung tích sống của phổi. Đau ở cột sống lưng, mức độ thường nhẹ, đau có thể lan lên vùng cột sống cổ và xuống cột sống thắt lưng, về chiều đau nhiều hơn buổi sáng. Cũng có những người bị bệnh này nhưng không đau đớn gì. Không có triệu chứng chèn ép tủy hoặc rễ thần kinh. Trên phim X-quang nếu thấy hình ảnh bệnh lý như mô tả ở trên có thể chẩn đoán xác định bệnh. Cần chú ý phân biệt với viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, thoái hoá cột sống.
Điều trị, bệnh nhân nên cố gắng đi lại, sinh hoạt bình thường. Khi đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau, đeo đai đỡ cột sống, điều trị lý trị liệu. Trong độ tuổi thiếu niên: Nên hạn chế tăng độ gù lưng, trẻ cần phải nằm trên giường cứng, không gối đầu; tránh các gắng sức thể lực và thể thao, riêng môn bơi có thể thực hiện ở mức có giới hạn; phải nằm nghỉ vào buổi trưa ở tư thế nằm ngửa; dùng kết hợp một số thuốc giảm đau thông thường nếu đau lưng nặng lên trong thời gian không quá 6 - 9 tháng rồi sau đó tiến hành các biện pháp nắn chỉnh cột sống. 
Trong độ tuổi trưởng thành: Thường xuất hiện chứng đau lưng khi các tổn thương, hư khớp thứ phát phát triển, nhất là ở những người bệnh có trạng thái tâm lý lo âu, rối loạn thần kinh chức năng. Cần cho chụp X-quang cột sống để làm cơ sở cho việc chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường, tiến hành các biện pháp như xoa bóp, thể dục liệu pháp. Có thể kết hợp dùng các thuốc giảm đau thông thường aspirin, alaxan... Đôi khi phải cho thêm các thuốc trấn tĩnh thần kinh.
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch (Bệnh viện Việt Đức)

Bình luận(0)