Khúc Phụ là một thị xã thuộc Tế Ninh, phía Tây Nam tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Từ năm 770 đến 476 trước công nguyên, nơi đây từng là kinh đô của vương triều nhà Lục. Ngày nay, nơi đây chủ yếu được biết đến là quê hương của Khổng Tử, người đã để ra các thuyết giáo nổi tiếng trong đạo Khổng.
Dù rất nhỏ bé, nơi đây vẫn được tôn vinh là một trong bốn thành phố “thần thánh” của Trung Quốc và còn được nhiều người phương Tây gọi là “Jerusalem của phương Đông”.
Trong thành phố, không có ngôi nhà cao tầng nào vì theo luật lệ, không có một tòa nhà nào được phép xây cao hơn điện Đại Thành, điện chính của đền thờ Khổng Tử, còn gọi là Khổng miếu. Đây là cách người dân thể hiện sự tôn kính với nhà triết học vĩ đại này.
Khổng Miếu là đền thờ lớn nhất ở Trung Quốc. Xưa kia, đây chính là nơi ở của Khổng Tử. Hầu hết những đồ dùng của ông vẫn còn được bảo quản như xưa, bao gồm sách vở, nhạc cụ và quần áo. Cửa thứ nhất của Khổng Miếu là Linh Tinh Môn, cao 10,3 mét, được xây dựng để cúng sao Thiên Điền. Kiến trúc chủ thể là Đại Thành điện, nơi các hoàng đế đến thờ cúng Khổng Tử.
Ở phía Đông của đền thờ, du khách có thể tham quan nhà ở của gia tộc Khổng, được xây dựng từ thời Minh và Thanh. Công trình trải rộng trên diện tích 39,5 mẫu vuông và ngày nay là bảo tàng mở cửa cho đông đảo du khách tham quan.
Khu lăng mộ Khổng Tử được đặt ở phía Bắc thành phố và cũng là một trong những lăng mộ lớn nhất thế giới. Ban đầu khi mới xây dựng, nó không quá hoành tráng nhưng sau này do sự phát triển rộng rãi của đạo Khổng, lăng mộ được tái thiết nhiều lần và lớn dần lên cùng với thời gian.
Ngày nay, mộ Khổng Tử đã phủ trên diện tích tới 494 mẫu vuông. Với tầm vóc văn hóa lớn, Khúc Phụ đã được UNESCO vinh danh là một di sản thế giới.