Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ năm 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Hình ảnh do nhà báo Tim Hetherington thực hiện năm 2009, đăng tải trên website của hãng thông tấn Magnum.
Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho rằng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Khmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Một trong những hình thức tra tấn phổ biến ở S21 là rút móng tay, móng chân; đổ axít vào mặt, khoét ngực để thả rết, dùng búa, rìu, roi đánh đập... Những vết máu bắn ra của nạn nhân vẫn còn in đậm trên sàn, tường và trần nhà.
Sự tàn bạo của chế độ Khmer đỏ còn in dấu đậm nét tại các phòng tra tấn nạn nhân. Các phòng này chỉ kê vẻn vẹn một cái giường sắt và hộp đựng đồ tra tấn. Nạn nhân bị gọi lên phòng sẽ bị tra tấn man rợ đến chết. Ảnh: Một chiếc giường dùng để tra tấn tù nhân.
Nhiều nạn nhân bị giam trong buồng giam lớn có diện tích 8x6m bị xích một hoặc cả hai chân vào những thanh cùm ngắn hoặc dài. Cùm nhỏ dài chừng 0,8 - 1m được thiết kế để xích khoảng 4 người còn cùm dài 6m thì xích 20 - 30 người.Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình, như các hình vẽ mô tả lại cảnh phạm nhân bị tra tấn. Nhà tù đã lưu giữ rất nhiều tài liệu, hàng ngàn bức ảnh các nạn nhân, rất nhiều trong số đó vẫn đang được trưng bày.
Thậm chí, tại một số phòng giam, họ còn kê những tủ gỗ đựng đầy sọ người với dòng chú thích: "Đây là xương của những người bị Khmer đỏ giết hại". Trong hàng nghìn tù nhân đã bị tra tấn ở nhà tù Tuol Sleng, chỉ có một số ít người còn sống sót khi rời khỏi đây.Nhà tù - bảo tàng Tuol Sleng hiện nay thu hút đông đảo du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn còn e dè với bảo tàng do quá ghê rợn.
Ông Chum Mey, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.
Bà Chim Math, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.
Họa sĩ Vann Nath, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.Ông Bou Meng, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng. Những gì còn lại của một nấm mồ tập thể ở Cánh đồng Chết, ngoại ô Phnom Penh, nơi chôn xác hàng nghìn nạn nân bị Khmer Đỏ giết hại.
Một chiếc răng người còn sót lại trên Cánh đồng Chết.
Các mảnh xương và quần áo người chết vương lại dưới một gốc cây ở Cánh đồng Chết.
Một thân cây lớn ở Cánh đồng Chết, nơi những đứa trẻ sơ sinh là con của các phạm nhân bị đập vào đến chết.
Những bức tượng đã bị đập vỡ của quân Khmer Đỏ được giữ lại tại một ngôi chùa.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ năm 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Hình ảnh do nhà báo Tim Hetherington thực hiện năm 2009, đăng tải trên website của hãng thông tấn Magnum.
Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho rằng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Khmer Đỏ bị kết tội phản bội.
Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Một trong những hình thức tra tấn phổ biến ở S21 là rút móng tay, móng chân; đổ axít vào mặt, khoét ngực để thả rết, dùng búa, rìu, roi đánh đập... Những vết máu bắn ra của nạn nhân vẫn còn in đậm trên sàn, tường và trần nhà.
Sự tàn bạo của chế độ Khmer đỏ còn in dấu đậm nét tại các phòng tra tấn nạn nhân. Các phòng này chỉ kê vẻn vẹn một cái giường sắt và hộp đựng đồ tra tấn. Nạn nhân bị gọi lên phòng sẽ bị tra tấn man rợ đến chết. Ảnh: Một chiếc giường dùng để tra tấn tù nhân.
Nhiều nạn nhân bị giam trong buồng giam lớn có diện tích 8x6m bị xích một hoặc cả hai chân vào những thanh cùm ngắn hoặc dài. Cùm nhỏ dài chừng 0,8 - 1m được thiết kế để xích khoảng 4 người còn cùm dài 6m thì xích 20 - 30 người.
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình, như các hình vẽ mô tả lại cảnh phạm nhân bị tra tấn.
Nhà tù đã lưu giữ rất nhiều tài liệu, hàng ngàn bức ảnh các nạn nhân, rất nhiều trong số đó vẫn đang được trưng bày.
Thậm chí, tại một số phòng giam, họ còn kê những tủ gỗ đựng đầy sọ người với dòng chú thích: "Đây là xương của những người bị Khmer đỏ giết hại".
Trong hàng nghìn tù nhân đã bị tra tấn ở nhà tù Tuol Sleng, chỉ có một số ít người còn sống sót khi rời khỏi đây.
Nhà tù - bảo tàng Tuol Sleng hiện nay thu hút đông đảo du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn còn e dè với bảo tàng do quá ghê rợn.
Ông Chum Mey, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.
Bà Chim Math, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.
Họa sĩ Vann Nath, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.
Ông Bou Meng, một trong 7 nhân chứng còn sống sót của nhà tù Tuol Sleng.
Những gì còn lại của một nấm mồ tập thể ở Cánh đồng Chết, ngoại ô Phnom Penh, nơi chôn xác hàng nghìn nạn nân bị Khmer Đỏ giết hại.
Một chiếc răng người còn sót lại trên Cánh đồng Chết.
Các mảnh xương và quần áo người chết vương lại dưới một gốc cây ở Cánh đồng Chết.
Một thân cây lớn ở Cánh đồng Chết, nơi những đứa trẻ sơ sinh là con của các phạm nhân bị đập vào đến chết.
Những bức tượng đã bị đập vỡ của quân Khmer Đỏ được giữ lại tại một ngôi chùa.