Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, Canada đang trưng bày hơn 200 hiện vật quý báu của Tử Cấm Thành. Hầu hết các hiện vật này chưa bao giờ được triển lãm ở Bắc Mỹ. Thậm chí, một số hiện vật trong số này chưa bao giờ được đem ra khỏi Tử Cấm Thành.
Đây là một trong những tác phẩm nằm trong bộ sưu tập các hoạt động diễn ra trong 12 tháng của nghệ sĩ Chen Mei vẽ vào thế kỷ 18. Đây là bức tranh vẽ một thiếu nữ chơi đánh đu vào dịp mùa xuân.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật do hoàng đế Ung Chính (cầm quyền từ năm 1723-1735) vẽ. Các chuyên gia nhận định bức tranh này khá khó hiểu khi vẽ bản thân vị hoàng đế này trong trang phục được kết hợp từ những nền văn hóa khác nhau. Ông ăn mặc như một thợ săn châu Âu.
Một nhóm người trượt băng trong bữa tiệc hoàng gia Trung Quốc tổ chức trong Tử Cấm Thành thời xưa. Tác phẩm này do Yao Wenhan vẽ hồi thế kỷ 18.
Một con chó có tên "may mắn lớn" sống trong Tử Cấm Thành, dưới thời hoàng đế Quang Tự (cầm quyền từ năm 1875-1908). Con vật này được mặc trang phục làm bằng lụa. Các chuyên gia cho hay những con vật cưng của vua chúa giống như chú chó "may mắn lớn" đều được sống trong nhung lụa, sàn nhà được lát đá cẩm thạch và được các thái giám chăm sóc.
Đây là một trong những câu thơ trong bài "hungry chicks" (tạm dịch là những con chim đói) của Lưu Dung. Bài thơ này được cho là đã sao chép tác phẩm của Hoàng đế Càn Long.
Hình ảnh một con rồng trên đĩa sứ của triều đại nhà Minh. Nhà Minh đã cai trị Trung Quốc cho đến năm 1644 khi Tử Cấm Thành bị người Mãn Châu kiểm soát và hoàng đế cuối cùng của nhà Minh tự sát.
Hoàng đế Khang Hy được tặng chiếc bình này nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của ông vào năm 1714. Theo các chuyên gia, khắp chiếc bình này được viết bằng một ký tự duy nhất là "shou" (có nghĩa trường thọ). Từ này được viết lặp lại 10.000 lần và viết theo 975 cách khác nhau.
10.000 là con số lớn nhất trong tính toán ở Trung Quốc thời đó. Nó cũng là biểu tượng của sự sống vĩnh cửu.
Đây là một đôi tất của phụ nữ Mãn Châu sử dụng hồi thế kỷ 18. Trong Tử Cấm Thành, những thứ đơn giản như tất cũng có giá trị thẩm mĩ cao.
Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, Canada đang trưng bày hơn 200 hiện vật quý báu của Tử Cấm Thành. Hầu hết các hiện vật này chưa bao giờ được triển lãm ở Bắc Mỹ. Thậm chí, một số hiện vật trong số này chưa bao giờ được đem ra khỏi Tử Cấm Thành.
Đây là một trong những tác phẩm nằm trong bộ sưu tập các hoạt động diễn ra trong 12 tháng của nghệ sĩ Chen Mei vẽ vào thế kỷ 18. Đây là bức tranh vẽ một thiếu nữ chơi đánh đu vào dịp mùa xuân.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật do hoàng đế Ung Chính (cầm quyền từ năm 1723-1735) vẽ. Các chuyên gia nhận định bức tranh này khá khó hiểu khi vẽ bản thân vị hoàng đế này trong trang phục được kết hợp từ những nền văn hóa khác nhau. Ông ăn mặc như một thợ săn châu Âu.
Một nhóm người trượt băng trong bữa tiệc hoàng gia Trung Quốc tổ chức trong Tử Cấm Thành thời xưa. Tác phẩm này do Yao Wenhan vẽ hồi thế kỷ 18.
Một con chó có tên "may mắn lớn" sống trong Tử Cấm Thành, dưới thời hoàng đế Quang Tự (cầm quyền từ năm 1875-1908). Con vật này được mặc trang phục làm bằng lụa. Các chuyên gia cho hay những con vật cưng của vua chúa giống như chú chó "may mắn lớn" đều được sống trong nhung lụa, sàn nhà được lát đá cẩm thạch và được các thái giám chăm sóc.
Đây là một trong những câu thơ trong bài "hungry chicks" (tạm dịch là những con chim đói) của Lưu Dung. Bài thơ này được cho là đã sao chép tác phẩm của Hoàng đế Càn Long.
Hình ảnh một con rồng trên đĩa sứ của triều đại nhà Minh. Nhà Minh đã cai trị Trung Quốc cho đến năm 1644 khi Tử Cấm Thành bị người Mãn Châu kiểm soát và hoàng đế cuối cùng của nhà Minh tự sát.
Hoàng đế Khang Hy được tặng chiếc bình này nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của ông vào năm 1714. Theo các chuyên gia, khắp chiếc bình này được viết bằng một ký tự duy nhất là "shou" (có nghĩa trường thọ). Từ này được viết lặp lại 10.000 lần và viết theo 975 cách khác nhau.
10.000 là con số lớn nhất trong tính toán ở Trung Quốc thời đó. Nó cũng là biểu tượng của sự sống vĩnh cửu.
Đây là một đôi tất của phụ nữ Mãn Châu sử dụng hồi thế kỷ 18. Trong Tử Cấm Thành, những thứ đơn giản như tất cũng có giá trị thẩm mĩ cao.