Kể từ năm 1066, tu viện Westminster nổi tiếng nước Anh là nơi diễn ra lễ đăng quang của nhiều vị vua, nữ hoàng. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, công trình cổ xưa này bị hư hại nặng trong một cuộc oanh kích của Đức quốc xã trong Thế chiến 2.Sự việc xảy ra vào đêm ngày 10/5/1941. Khi ấy, máy bay của Không quân Đức quốc xã rải bom tấn công thủ đô London. Trong số các mục tiêu bị quân Đức tấn công hôm đó có tu viện Westminster ở London.Do trúng bom đạn của Không quân Đức nên một số phần bên trong tu viện Westminster bị hư hại nặng như tường đổ sập, một số kiến trúc gỗ bị cháy...Trong bối cảnh đó, nhiều nhân viên nỗ lực bảo vệ tu viện Westminster, hạn chế thiệt hại xuống mức thấp nhất như dùng nước nhanh chóng dập tắt các đám cháy bùng phát bên trong công trình do trúng bom đạn của quân địch.Giới chức Anh cũng bố trí khoảng 60.000 túi cát ở một số vị trí quan trọng trong tu viện Westminster để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bị đánh bom.Một số cửa kính trong tu viện vỡ vụn do tác động của cuộc tấn công bằng bom của quân Đức quốc xã. Theo một điều tra, trong tối 10/5/1941, quân Đức sử dụng hơn 700 tấn chất nổ để oanh tạc London. Hậu quả là nhiều công trình bị phá hủy hoặc hư hại nặng, bao gồm tu viện Westminster.Sau khi tu viện Westminster bị đánh bom, Vua George VI cùng các quan chức Anh đến kiểm tra và đánh giá thiệt hại.Tiếp đến, tu viện Westminster được trùng tu, sửa chữa. Nhờ vậy, công trình cổ xưa này tồn tại đến ngày nay.Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm tu viện Westminster ở London, Anh để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cũng như tìm hiểu về lịch sử nơi đây. Mời độc giả xem video: Nữ hoàng Anh hiệu triệu người dân đối phó dịch. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Kể từ năm 1066, tu viện Westminster nổi tiếng nước Anh là nơi diễn ra lễ đăng quang của nhiều vị vua, nữ hoàng. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, công trình cổ xưa này bị hư hại nặng trong một cuộc oanh kích của Đức quốc xã trong Thế chiến 2.
Sự việc xảy ra vào đêm ngày 10/5/1941. Khi ấy, máy bay của Không quân Đức quốc xã rải bom tấn công thủ đô London. Trong số các mục tiêu bị quân Đức tấn công hôm đó có tu viện Westminster ở London.
Do trúng bom đạn của Không quân Đức nên một số phần bên trong tu viện Westminster bị hư hại nặng như tường đổ sập, một số kiến trúc gỗ bị cháy...
Trong bối cảnh đó, nhiều nhân viên nỗ lực bảo vệ tu viện Westminster, hạn chế thiệt hại xuống mức thấp nhất như dùng nước nhanh chóng dập tắt các đám cháy bùng phát bên trong công trình do trúng bom đạn của quân địch.
Giới chức Anh cũng bố trí khoảng 60.000 túi cát ở một số vị trí quan trọng trong tu viện Westminster để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bị đánh bom.
Một số cửa kính trong tu viện vỡ vụn do tác động của cuộc tấn công bằng bom của quân Đức quốc xã. Theo một điều tra, trong tối 10/5/1941, quân Đức sử dụng hơn 700 tấn chất nổ để oanh tạc London. Hậu quả là nhiều công trình bị phá hủy hoặc hư hại nặng, bao gồm tu viện Westminster.
Sau khi tu viện Westminster bị đánh bom, Vua George VI cùng các quan chức Anh đến kiểm tra và đánh giá thiệt hại.
Tiếp đến, tu viện Westminster được trùng tu, sửa chữa. Nhờ vậy, công trình cổ xưa này tồn tại đến ngày nay.
Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm tu viện Westminster ở London, Anh để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cũng như tìm hiểu về lịch sử nơi đây.
Mời độc giả xem video: Nữ hoàng Anh hiệu triệu người dân đối phó dịch. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.