Thống đốc liên tục bị nhắc vì trả lời dài dòng

Google News

Hơn 1 tiếng trôi qua, Thống đốc vẫn chưa trả lời và liên tục bị nhắc nhở vì dài dòng.

3 đại biểu đầu tiên chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình có 2 câu về lợi ích nhóm. Tuy nhiên, hơn 1 tiếng trôi qua, Thống đốc vẫn chưa trả lời và liên tục bị nhắc nhở vì dài dòng.

Có hay không lợi ích nhóm trong cơ chế quản lý kinh doanh vàng miếng là câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đặt ra với Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Đại biểu nói: “Tại sao Ngân hàng Nhà nước không tập trung quản lý chất lượng vàng, lại đi quản lý thương hiệu để tạo ra độc quyền?”.

Đại biểu Đoàn Thị Mỹ Hương đề cập thêm về vấn đề lợi lợi ích nhóm khi ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro và yêu cầu Thống đốc chỉ rõ “con đường” và cách thức các nhà băng thực hiện cũng như tính công khai, minh bạch của vấn đề này.
Hơn 2 lần Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì trả lời quá dài dòng.
Hơn 2 lần Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì trả lời quá dài dòng.

Chưa trả lời trực tiếp về lợi ích nhóm, ông Bình cho biết việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng được kiểm soát tốt, tăng lên 14.000 tỷ đồng từ đầu năm, đưa tổng số dư chung, riêng cỡ 75.000 tỷ đồng. Số nợ xấu đã xử lý được là 12.000 tỷ đồng. Sắp tới, các tổ chức tín dụng nào chưa trích lập đầy đủ thì chưa được chia cổ tức, tiền lương là giải pháp để tạo nguồn vốn xử lý nợ xấu.

“Hơn 80% nợ xấu là có tài sản đảm bảo, gần 57% được đảm bảo bằng bất động sản. Nợ xấu hiện nay 4,93%, số trích lập xấp xỉ 2,5-3% nợ xấu. Nếu quyết tâm, ít nhất có thể làm cho nợ xấu chững lại, không gia tăng nữa”, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Trả lời câu hỏi đầu tiên của đại biểu Dương Hoàng Hương đến từ Phú Thọ, ít nhất 2 lần Thống đốc bị Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở vì dài dòng. Ông Hùng đề nghị trả lời ngắn, làm rõ, và dẫn ví dụ nên đi vào từng vấn đề, thay vì “nói dài mà không ra được vấn đề”, chiếm 30-40 phút mà chưa trả lời được một câu hỏi.

Sốt ruột với câu trả lời của Thống đốc, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hỏi thẳng: “Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành đã ngồi với nhau chưa, hay là sẽ?”. Ông Bình cho biết đã "ngồi" nhiều lần với Bộ Công thương, và đưa ví dụ các chương trình cho vay cá tra, ba sa, "ngồi" với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để đưa các con số tồn đọng cho đầu tư cơ bản.

Các vấn đề chính chất vấn Thống đốc Bình, theo ông Nguyễn Sinh Hùng là thị trường tiền tệ với 3 vấn đề lớn là vốn cho sản xuất kinh doanh song vẫn đảm bảo tăng trưởng kiềm chế lạm phát; giải quyết thanh khoản, nợ xấu lớn cho từng loại khác nhau nhằm khơi thông tạo dòng chảy cho nền kinh tế vào đúng chỗ; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đảm bảo an toàn, không gây ra đột biến về mặt tiền tệ, tạo tâm lý thị trường yên tâm, đảm bảo tiền gửi người dân thêm an toàn. Tiếp đó là thị trường vàng để đảm bảo nền kinh tế không bị vàng hóa, dùng đúng mục đích, không thông qua vàng để đầu cơ, đầu tư, giải quyết ngăn chặn tiêu cực gây bức xúc, bất an trong xã hội hiện nay.

Đến 11h, hơn 1 tiếng từ khi bắt đầu trả lời chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đi vào câu hỏi thứ hai của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết.

Trong suốt phiên chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chưa một lần trực tiếp đề cập đến lợi ích nhóm và luôn trả lời một cách xen kẽ khiến cho nhiều đại biểu đã hỏi chưa thấy thoải mái với câu trả lời. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng vẫn phải nhắc nhở, ngắt lời.

Liên tục khẳng định “Doanh nghiệp và ngân hàng tuy hai mà một”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn sàng cho vay với các doanh nghiệp đủ sức khỏe hay “hơi yếu”. “Doanh nghiệp như hình với bóng, không thể nói anh nào có trước, anh nào có sau, phải có doanh nghiệp mới có ngân hàng, cái gì tốt với doanh nghiệp thì ngân hàng cũng được nhờ. Trước đây thường doanh nghiệp mang qua đến ngân hàng, song thời gian tín dụng tăng nóng, ngân hàng lại mang quà cho doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp tốt thì chúng tôi mang quà đến thường xuyên, chúng tôi hết sức chia sẻ”, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về việc doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.

Sự chia sẻ này của Thống đốc nhận được phản ứng từ phía Chủ tịch Quốc hội. Ông Hùng ngắt lời: “Nói quà đi quà lại, doanh nghiệp vẫn kêu chưa tiếp cận được vốn” và yêu cầu Thống đốc giải thích. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương cho hay bản thân việc cơ cấu lại khoản nợ 250.000 tỷ đồng đã là sự chia sẻ của ngân hàng, đây là biểu hiện của cơ cấu lại lợi nhuận. Ông nói, đã có nhiều ngân hàng phải “đốt đuốc” đi tìm doanh nghiệp, nhưng đề nghị Thống đốc ký bảo lãnh để cho vay, vì thế, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ khuyến khích các nhà băng chia sẻ cao nhất, cố gắng nhiều nhất.

(Theo Infonet)
 
Đang đọc nhiều:
 

[links()]

Bình luận(0)