Các phương pháp điều trị dị ứng

Google News

Điều quan trọng là xử trí khi bị dị ứng và tránh dị ứng ở lần sau với tác nhân đã từng gây dị ứng.

- Do dị ứng là chứng bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, với bất cứ tác nhân nào (đồ ăn, thuốc uống, phấn hoa, bụi...) nên điều quan trọng là xử trí khi bị dị ứng và tránh dị ứng ở lần sau với tác nhân đã từng gây dị ứng.
[links()]
Ảnh minh họa: IE
Ảnh minh họa: IE
Phương pháp chà xát
Thường dùng phương pháp này khi bị ngứa, mề đay mang tính cấp tính, khi thời tiết thay đổi hoặc do một nguyên nhân nào đó như thức ăn, hơi, khí... trên người nổi đầy giát, ngứa, sưng... Dược liệu thường là kinh giới tươi hoặc khô đều được. Dùng bộ phận trên mặt đất của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ), càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai, càng tốt. Tiến hành chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần, sẽ giảm ngứa ngay.

Thuốc uống
* Chữa mề đay: Ké đầu ngựa sao cháy lông 12g, kim ngân hoa 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Hoặc lấy đậu đen 50g sao cháy thành than, tán thành bột mịn, chia uống nhiều lần trong ngày.

Xông hơi thuốc khi bị chàm ngứa
Những trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường day lên từng đám, thậm chí thâm tím lại, có nhiều mụn và rất ngứa, đôi khi ảnh hưởng đến toàn thân như kém ngủ, kém ăn, người gầy... tinh thần mệt mỏi, chán nản...

Trường hợp này nên dùng phương pháp xông hơi thuốc đun sôi. Dược liệu là bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, thổ phục linh (thái phiến), lá ba chạc, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Tuần lễ, xông 2 - 3 lần. Đồng thời dùng bài thuốc này uống như trên.   
Lương y Hoài Vũ

Bình luận(0)