Thịt lợn muối chua. Nguyên liệu chính để làm nên món ngon này là thịt lợn choai nuôi thả. Thịt được thái miếng ướp với muối, riềng khô giã nhỏ rồi trộn với rượu nếp cái cùng men lá rừng.
Tiếp đó, người ta đem rang khô gạo giã nhỏ thành bột tấm, đem ủ thịt vào một chiếc bồ có lót sẵn lá chuối, rải gạo rang giã dập trộn muối rồi nén lại đem gác lên bếp củi đun. Sau một đến hai tuần, men lá, rượu và riềng sẽ ngấm vào từng thớ thịt, mang lại cảm giác thơm ngon cùng vị chua chua mặn mặn.
Xôi các màu. Xôi được tạo ra từ các loại cây thân cỏ với các màu xanh, vàng, tím và trắng. Khi xôi chín, người dân dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại với hương vị khác nhau.
Rau rừng đồ. Món này được ăn với bánh dày làm từ gạo và sắn. Rau rừng gồm rất nhiều loại như: rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả quạnh… rửa sạch đem đồ trên cuốp gỗ khoảng 30 đến 40 phút.
Khách du lịch thưởng thức bằng cách ăn với một loại nước chấm đặc biệt. Bằng cách trên người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị đắng, chát, cay, nghọt, bùi của rau.
Canh Loóng. Đây là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng. Nguyên liệu được bóc vỏ ngoài, lấy nõn thái mỏng bóp với muối rồi thả vào nước luộc thịt đun khoảng 30 phút. Trước khi ăn, bạn nên rắc một chút hạt dổi nướng và lá lốt rừng lên trên để tạo hương vị đậm đà.
Nước chấm ớt. Ớt nướng giã nhuyễn với củ kiệu kết hợp với đầu, tiết và ruột gà rồi trộn với rau thơm thái nhỏ. Đây được xem là niềm tự hào của người dân xứ Mường và thường được dùng để chấm thịt luộc.
Rượu cần. Rượu làm từ lá rừng nghiền nhỏ trộn với tinh bột để tạo men, ủ với trấu. Khi uống, khách du lịch chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào bình là có thể thưởng thức chất êm nồng, dịu ngọt, ngây ngất đặc trưng của vùng cao.
Bánh uôi. Còn được gọi là “bánh tình yêu”, “bánh đoàn kết” hay “peẻng uôi”. Bánh làm từ bột gạo nếp, trong có nhân thịt hành hoặc đỗ xanh.
Bánh uôi tượng trưng cho tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Mường vào dịp Tết Nguyên Đán. Cá nướng đồ. Trước khi nướng, cần xiên cá qua các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn.
Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị ẩm thực Tây Bắc này khi thưởng thức cùng với cơm lam.
Măng đắng nướng. Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói “chẩm cheo” (gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ).
Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.
Thịt lợn muối chua. Nguyên liệu chính để làm nên món ngon này là thịt lợn choai nuôi thả. Thịt được thái miếng ướp với muối, riềng khô giã nhỏ rồi trộn với rượu nếp cái cùng men lá rừng.
Tiếp đó, người ta đem rang khô gạo giã nhỏ thành bột tấm, đem ủ thịt vào một chiếc bồ có lót sẵn lá chuối, rải gạo rang giã dập trộn muối rồi nén lại đem gác lên bếp củi đun. Sau một đến hai tuần, men lá, rượu và riềng sẽ ngấm vào từng thớ thịt, mang lại cảm giác thơm ngon cùng vị chua chua mặn mặn.
Xôi các màu. Xôi được tạo ra từ các loại cây thân cỏ với các màu xanh, vàng, tím và trắng. Khi xôi chín, người dân dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại với hương vị khác nhau.
Rau rừng đồ. Món này được ăn với bánh dày làm từ gạo và sắn. Rau rừng gồm rất nhiều loại như: rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả quạnh… rửa sạch đem đồ trên cuốp gỗ khoảng 30 đến 40 phút.
Khách du lịch thưởng thức bằng cách ăn với một loại nước chấm đặc biệt. Bằng cách trên người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị đắng, chát, cay, nghọt, bùi của rau.
Canh Loóng. Đây là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng. Nguyên liệu được bóc vỏ ngoài, lấy nõn thái mỏng bóp với muối rồi thả vào nước luộc thịt đun khoảng 30 phút. Trước khi ăn, bạn nên rắc một chút hạt dổi nướng và lá lốt rừng lên trên để tạo hương vị đậm đà.
Nước chấm ớt. Ớt nướng giã nhuyễn với củ kiệu kết hợp với đầu, tiết và ruột gà rồi trộn với rau thơm thái nhỏ. Đây được xem là niềm tự hào của người dân xứ Mường và thường được dùng để chấm thịt luộc.
Rượu cần. Rượu làm từ lá rừng nghiền nhỏ trộn với tinh bột để tạo men, ủ với trấu. Khi uống, khách du lịch chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào bình là có thể thưởng thức chất êm nồng, dịu ngọt, ngây ngất đặc trưng của vùng cao.
Bánh uôi. Còn được gọi là “bánh tình yêu”, “bánh đoàn kết” hay “peẻng uôi”. Bánh làm từ bột gạo nếp, trong có nhân thịt hành hoặc đỗ xanh.
Bánh uôi tượng trưng cho tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Mường vào dịp Tết Nguyên Đán.
Cá nướng đồ. Trước khi nướng, cần xiên cá qua các que tre nhỏ từ miệng xuống tận đuôi rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn.
Sự kết hợp các hương vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thực sự hấp dẫn. Du khách sẽ khó mà quên được hương vị ẩm thực Tây Bắc này khi thưởng thức cùng với cơm lam.
Măng đắng nướng. Muốn có măng đắng ngon phải chọn những mầm măng sặt mới nhú, lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại, bóc dần từng bẹ chấm vào gói “chẩm cheo” (gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ).
Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị đậm đà của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của lá gừng, cay tê của mắc khén, cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng.