Nem chua Thanh Hóa được làm bằng thịt lợn nạc được lọc kỹ để bỏ gân, đem thái thật mỏng cho vào cối giã nhỏ mịn. Thành phần chủ đạo thứ hai là bì lợn được cạo thật sạch, luộc chín thái chỉ nhỏ như miến sợi. Bì lợn đã thái nhỏ đem trộn với thịt nạc xay, nêm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, mì chính hạt tiêu và thính. Tất cả được ủ một thời gian để lên men. Sau đó thịt được vê tròn thành từng viên hình trụ hoặc tròn. Người làm nem khéo léo lót một nhánh lá đinh lăng bánh tẻ nhỏ rồi dùng lá chuối gói lại sao cho chặt và kín. Tuỳ theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì có thể 1 đến 2 ngày tuỳ từng khẩu vị của mỗi người. Nem chua xứ Thanh thường được chấm với tương ớt, các vị ngọt - chua - cay hoà quyện khó mà quên được. Nem nướng cũng được làm chủ yếu từ các nguyên liệu nem chua như: thịt, lá chuối, ổi, đinh lăng, tỏi ớt, thính ngô và hạt tiêu bắc. Cùng với vị khác lạ của nướng, nên nem nướng sẽ mang lại mùi thơm đặc trưng vị đậm đà, ăn cùng với nước nắm chua cay, kết hợp với lá sung sẽ mang cho quý vị một món ăn đặc sắc và ngon miệng. Nếu một lần ăn nem nướng Thanh Hóa, bạn sẽ không thể nhằm lẫn với những món nem nướng ở những địa phương khác.
Những chiếc nem thính to gần bằng nắm tay được dân nhậu rất ưa thích. Làm nên hương vị của nem chủ yếu là thính gạo rang vàng và bì lợn, thịt nạc chỉ chiếm một phần nhỏ. Người làm nem thính thường không cho tỏi và ớt vào vì dễ làm mất mùi thơm của thính. Nem thính được gói to độ vừa phải để khi ăn dùng đũa xoáy cho dễ. Nem thính để hai ngày là ăn được, không phải nướng. Một chiếc nem thính sau khi áoc ra.
Nem chua Thanh Hóa được làm bằng thịt lợn nạc được lọc kỹ để bỏ gân, đem thái thật mỏng cho vào cối giã nhỏ mịn.
Thành phần chủ đạo thứ hai là bì lợn được cạo thật sạch, luộc chín thái chỉ nhỏ như miến sợi. Bì lợn đã thái nhỏ đem trộn với thịt nạc xay, nêm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, mì chính hạt tiêu và thính.
Tất cả được ủ một thời gian để lên men. Sau đó thịt được vê tròn thành từng viên hình trụ hoặc tròn. Người làm nem khéo léo lót một nhánh lá đinh lăng bánh tẻ nhỏ rồi dùng lá chuối gói lại sao cho chặt và kín.
Tuỳ theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì có thể 1 đến 2 ngày tuỳ từng khẩu vị của mỗi người. Nem chua xứ Thanh thường được chấm với tương ớt, các vị ngọt - chua - cay hoà quyện khó mà quên được.
Nem nướng cũng được làm chủ yếu từ các nguyên liệu nem chua như: thịt, lá chuối, ổi, đinh lăng, tỏi ớt, thính ngô và hạt tiêu bắc.
Cùng với vị khác lạ của nướng, nên nem nướng sẽ mang lại mùi thơm đặc trưng vị đậm đà, ăn cùng với nước nắm chua cay, kết hợp với lá sung sẽ mang cho quý vị một món ăn đặc sắc và ngon miệng.
Nếu một lần ăn nem nướng Thanh Hóa, bạn sẽ không thể nhằm lẫn với những món nem nướng ở những địa phương khác.
Những chiếc nem thính to gần bằng nắm tay được dân nhậu rất ưa thích.
Làm nên hương vị của nem chủ yếu là thính gạo rang vàng và bì lợn, thịt nạc chỉ chiếm một phần nhỏ.
Người làm nem thính thường không cho tỏi và ớt vào vì dễ làm mất mùi thơm của thính.
Nem thính được gói to độ vừa phải để khi ăn dùng đũa xoáy cho dễ. Nem thính để hai ngày là ăn được, không phải nướng.
Một chiếc nem thính sau khi áoc ra.