Măng cụt xanh có thể gây độc…là từ thành phần nào?

Google News

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), có hai phần của măng cụt xanh cần loại bỏ trước khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể.

Măng cụt là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, ngoài hương vị thơm ngon, còn có nhiều vitamin, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), có hai bộ phận của măng cụt xanh cần loại bỏ trước khi ăn để tránh gây hại cho sức khỏe.
Mang cut xanh co the gay doc…la tu thanh phan nao?
Ảnh minh họa: Vietnamnet.  
Hai bộ phận của măng cụt xanh cần loại bỏ trước khi ăn
Chia sẻ với báo Dân Trí, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết trong Đông y quả măng cụt còn được gọi là sơn trúc tử. Đặc biệt, phần vỏ của quả măng cụt có thể được dùng làm thuốc, trị bệnh lỵ, tiêu chảy, bệnh chàm da, hôi miệng...Tuy nhiên, để trở thành một bài thuốc hoàn chỉnh, nó cần được điều chế.
Trong đời sống hàng ngày, vỏ quả măng cụt không thể ăn sống, cần phải được loại bỏ do chứa rất nhiều nhựa. Nhựa măng cụt cũng giống như phần nhựa của các loại trái cây khác, đều không có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, cũng theo lương y Sáng, hạt măng cụt xanh là bộ phận nên được loại bỏ trước khi ăn.
"Tuy trong Đông y, hạt măng cụt có xuất hiện trong một số bài thuốc, điển hình như bài thuốc hỗ trợ trị tiểu đường... nhưng hạt măng cụt cũng giống như các loại hạt trái cây khác như hạt nhãn, hạt vải...trước khi dùng phải bào chế chứ không được ăn sống. Quá trình bào chế sẽ giúp các thành phần độc tố hóa khí bay hơi. Đồng thời đạt hiệu quả cao nhất trong hiệu quả chữa bệnh", lương y Sáng nói.
Hiện, chưa có nghiên cứu khẳng định trong hạt măng cụt có chứa độc tố nguy hiểm. Tuy nhiên, hạt măng cụt thường trơn và lép nên trẻ nhỏ rất có thể vô tình nuốt khi ăn.
Mang cut xanh co the gay doc…la tu thanh phan nao?-Hinh-2
 Món gỏi gà măng cụt. Ảnh chụp lại clip trên mạng xã hội/Người Lao Động. 
Ăn măng cụt xanh với đường có gây ngộ độc?
Những ngày qua, trên mạng xã hội còn lan truyền thông tin cho rằng ăn măng cụt xanh kết hợp với đường gây ra ngộ độc. Điều này có đúng không?
Chia sẻ với VTC News, BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, thông tin cho rằng măng cụt xanh kết hợp với đường gây ngộ độc chỉ là ý kiến chủ quan của người không có chuyên môn. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Dù vậy, khi chế biến gỏi măng cụt, bác sĩ Vũ lưu ý, vỏ măng cụt chứa chất tannin nên khi làm gỏi cần phải loại bỏ hết phần vỏ. Nếu còn nhiều vỏ, ăn nhiều có thể sẽ làm se niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến tắc ruột.
Trả lời trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, cũng cho biết, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ăn măng cụt sống với đường hoặc chế biến món ăn từ măng cụt sống có thêm đường sẽ gây hại sức khỏe.
“Hiện chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho thấy loại quả này gây hại cho sức khỏe. Nếu xét về dinh dưỡng, thì măng cụt xanh có ít dinh dưỡng hơn măng cụt chín. Do đó, người tiêu dùng có thể sử dụng loại quả này vào món ăn hoặc ép nước, ăn nguyên trái, làm salad...tùy ý", bác sĩ Diệp thông tin.
Theo nhận định của BS.CKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất, thông tin ăn măng cụt sống với đường gây ngộ độc vẫn chưa có tài liệu nào giải thích, chứng minh. Khi nào có thông tin chính thống, có giải thích cơ chế rõ ràng thì mới chắc chắn.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước

Nguồn video: THĐT

P.V (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)