Tạp chí
Armyrecognition đưa tin, Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không
Trung Quốc (CASIC) lần đầu tiên cho ra mắt tổ hợp tên lửa phóng vệ tinh di động FT-1, tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Theo mô hình được CASIC trưng bày thì tổ hợp trên gồm xe tải đặc chủng mang theo tên lửa đẩy cao 20m và được triển khai theo phương thẳng đứng, có khả năng chở một vệ tinh cỡ nhỏ.
FT-1 được CASIC phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phóng vệ tinh ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và cũng như cho các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên FT-1 chỉ có thể triển khai các vệ tinh cỡ nhỏ có trọng lượng từ 300kg trở xuống, nhưng bù lại đó FT-1 lại có chi phí vận hành khá thấp với độ tin cậy và chính xác cao. Nó được thiết kế có cấu trúc khá đơn giản có thể cơ động ở mọi địa hình và có quá trình sản xuất ngắn.
|
Mô hình tổ hợp tên lửa đẩy mang tên FT-1 CASIC tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.
|
Với việc sở hữu một tổ hợp tên lửa đẩy được đặt trên một khung gầm xe tải đặc chủng với tính cơ động cao, sẽ giúp Trung Quốc không cần phải chi quá nhiều tiền vào các trạm phóng tên lửa cố định. Mặt khác còn giúp nước này giảm bớt chi phí vận hành liên quan và hạn chế tối đa các yếu tố có thể dẫn tới tạm hoãn thời gian phóng.
Tên lửa FT-1 được trang bị một động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, có thể dễ dàng vận chuyển và triển khai ở bất cứ đâu, tương tự như các mẫu tên lửa đạn đạo do Nga chế tạo. Hầu hết các loại tên lửa được sử dụng cho mục đích quân sự hiện nay đều sử dụng nhiên liệu rắn, để có thể đảm bảo cho quá trình bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn so với nhiên liệu lỏng.
Trước đó
Nga cũng đã phát triển một mẫu tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm và tấn công mặt đất có tên Club-K, có thể được tích hợp vào bên trong các container chở hàng. Điều này sẽ giúp ngụy trang cho toàn bộ tổ hợp tên lửa trên và khó có thể mà tìm được số tên lửa này giữa hàng trăm hay hàng ngàn container khác nhau.
|
Do kích thước tên lửa đẩy khá nhỏ nên mỗi lần phóng FT-1 chỉ có thể mang theo tối đa dưới 300kg hàng hóa và vệ tịnh các loại.
|
Ngoài mục đích sử dụng FT-1 như một trạm phóng vệ tinh di động, nhiều chuyên giá quân sự cho rằng, có thể Trung Quốc đang âm thầm cải thiện các tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này. Nhất là với một mẫu tên lửa đạn đạo có thể được triển khai ở bất cứ đâu với thời gian ngắn.
Các căn cứ tên lửa đạn đạo liên lục địa thường được triển khai cố định và là các mục tiêu dễ bị tấn công cao nhất, nhưng với tổ hợp tên lửa đẩy FT-1 thì mọi chuyển sẽ thay đổi.