Thí điểm mua, bán ôtô cũ qua ứng dụng VNeID

Sau Hà Nam, đến lượt TP.HCM là địa phương thí điểm mua, bán ôtô cũ qua ứng dụng VNeID.

Video: Top xe bán ế nhất tháng 4/2025 tại Việt Nam.

Trong tháng 5/2025, Bộ Công an đã triển khai thí điểm chuyển quyền sở hữu (sang tên) xe trên Cổng dịch vụ công tại TP.HCM, giúp người dân không cần đi công chứng khi mua bán xe cũ. Trước đó, Công an Hà Nam cũng đã triển khai thí điểm mô hình mua bán ôtô qua ứng dụng VNeID vào hồi đầu tháng 4/2025.

Để thực hiện được các thủ tục mua bán xe cũ, người mua và người bán phải có tài khoản định danh điện tử VNeID cấp độ 2 đồng thời có địa chỉ thường trú tại Tp. Hồ Chí Minh. Đây là quy trình bắt buộc thực hiện chính chủ. Nếu người bán xe đã kết hôn thì cần xác thực giao dịch từ tài khoản VNeID của cả hai vợ chồng, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

1.jpg
Sau Hà Nam, đến lượt TP.HCM là địa phương thí điểm mua, bán ôtô cũ qua ứng dụng VNeID.

Sau đây là các bước tiến hành mua bán, sang tên xe trực tuyến qua VNeID.

Bước 1: Chủ xe truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an, đăng nhập bằng tài khoản VNeID cấp độ 2. Tiếp theo, chọn mục chuyển quyền sở hữu xe, kê khai các thông tin của xe cần bán, đồng sở hữu của người bán (nếu có) và người mua xe.

Sau đó, cổng dịch vụ sẽ xác thực các thông tin trên từ hệ thống đăng ký xe của Cục cảnh sát giao thông và cơ sở dữ liệu dân cư của Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Sau khi kiểm tra thông tin, người bán xác nhận trên VNeID.

Bước 2: Nếu các thông tin trên hợp lệ, Cổng dịch vụ công sẽ gửi thông tin giao dịch đến tài khoản VNeID của các bên liên quan để xác nhận kèm chữ ký số. Nếu sau 30 ngày, một trong các cá nhân không xác nhận các thông tin trên, giao dịch sẽ bị hủy.

Bước 3: Nếu tất cả các bên liên quan xác nhận, Cổng dịch vụ công sẽ gửi thông tin giao dịch trên cho hệ thống đăng ký xe và người bán để thực hiện thủ tục thu hồi biển số định danh (hệ thống tự tạo mẫu giấy, người dân không cần kê khai). Hệ thống thuế điện tử sẽ tự động thu lệ phí trước bạ của người mua.

Bước 4: Sau khi người mua hoàn tất nộp lệ phí trước bạ, hệ thống tạo tờ khai đăng ký và gửi kết quả cho Cổng dịch vụ công để thông báo cho người mua đã hoàn tất thủ tục đăng ký.

Kể từ đầu 2025, các thủ tục như đăng ký ô tô, xe máy mới, đổi bằng lái B1, B2 sang C1, đều đã được thực hiện trực tuyến trên ứng dụng VNeID cũng như Cổng dịch vụ công theo đúng lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường chuyển đổi số của Chính phủ. Bộ Công an hiện cũng đang lên phương án xây dựng tính năng nhận hồ sơ cấp GPLX quốc tế trực tuyến, dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6/2025.

Toyota Corolla Cross 1.8 HEV "uống" chỉ hơn 4L xăng /100 km

Toyota Corolla Cross 1.8 HEV - SUV hybrid tiết kiệm nhiên liệu, cùng nhiều công nghệ an toàn hiện đại, phù hợp với nhu cầu di chuyển linh hoạt của mọi lứa tuổi.

Video: Trải nghiệm Toyota Corolla Cross 1.8 HEV.

Trước áp lực giá nhiên liệu leo thang và quy định khí thải nghiêm ngặt, nhu cầu sở hữu một chiếc xe tiết kiệm và thân thiện môi trường ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, các mẫu xe hybrid như Toyota Corolla Cross 1.8 HEV tại Việt Nam trở thành lựa chọn sáng giá trong phân khúc C-SUV, hướng đến nhóm khách hàng đô thị cần sự tiết kiệm, vận hành ổn định và an toàn.

Chi phí thực sự khi bạn sở hữu một chiếc ôtô tại Việt Nam?

Với nhiều người Việt Nam, ôtô không chỉ là phương tiện mà còn là biểu tượng của sự thành công. Tuy nhiên, chi phí mua xe chỉ là bước khởi đầu. 

Gánh nặng tài chính thực sự đến từ việc duy trì và vận hành phương tiện trong suốt quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể những khoản chi phí mà người tiêu dùng cần tính đến trước khi quyết định mua xe.

Chi phí mua xe: Không chỉ dừng lại ở giá niêm yết

Một trong những nhầm tưởng phổ biến khi mua ô tô là chỉ dựa vào giá niêm yết để tính toán ngân sách. Thực tế, tổng chi phí để một chiếc xe lăn bánh hợp pháp trên đường thường cao hơn từ 10 đến 15% so với giá niêm yết. Khoản chênh lệch này đến từ phí trước bạ (từ 10 đến 12% tùy địa phương, cao nhất là 12% tại Hà Nội; xe điện tại Việt Nam hiện vẫn đang được ưu đãi 100% lệ phí trước bạ), phí đăng ký biển số (có thể lên tới 20 triệu đồng ở Hà Nội và TP.HCM), phí bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm vật chất (dao động từ 4 đến 15 triệu đồng mỗi năm), cùng các khoản phí kiểm định và bảo trì đường bộ khoảng 2 triệu đồng mỗi năm. Chẳng hạn, một chiếc sedan hạng B có giá niêm yết 500 triệu đồng có thể đội lên mức 565 đến 580 triệu đồng sau khi cộng đầy đủ các loại phí.

Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu hay điện đều cần cân nhắc

Đối với xe sử dụng động cơ xăng hoặc dầu, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình từ 6 đến 9 lít/100 km. Với giá xăng hiện nay khoảng gần 20.000 đồng mỗi lít, mỗi 1.000 km vận hành có thể tiêu tốn từ 1 đến 2 triệu đồng tiền nhiên liệu. Xe hybrid tiết kiệm hơn, chỉ tiêu hao khoảng 4 đến 6 lít/100 km, nhưng chi phí mua xe ban đầu cao hơn. Trong khi đó, xe điện có lợi thế lớn về chi phí vận hành, khi mỗi 100 km chỉ tiêu tốn từ 25.000 đến 40.000 đồng tiền điện. Tuy vậy, người dùng xe điện cần đầu tư thêm chi phí lắp đặt trạm sạc tại nhà, dao động từ 10 đến 30 triệu đồng. Ở các khu căn hộ chung cư, việc này còn phức tạp hơn do liên quan đến hạ tầng và quy định vận hành.

Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa: Không thể xem nhẹ

Mỗi năm, xe ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ với chi phí trung bình từ 3 đến 5 triệu đồng cho mỗi lần, thường diễn ra 6 tháng/lần hoặc sau mỗi 5.000 đến 10.000 km. Ngoài ra, chủ xe cần chi trả cho các hạng mục thay thế như lốp xe, ắc-quy, dầu máy, lọc gió hay bugi. Tổng chi phí cho các hạng mục này có thể lên tới 15 đến 30 triệu đồng mỗi năm nếu xe sử dụng thường xuyên. Xe điện có thể tiết kiệm được một số hạng mục như thay dầu máy, nhưng chi phí thay pin khi hết bảo hành có thể lên đến 100 đến 200 triệu đồng, đây là một con số không hề nhỏ.

Phí gửi xe, cầu đường và phạt nguội: Những khoản “ẩn phí” không thể bỏ qua

Tại các thành phố lớn, chi phí gửi xe hàng tháng dao động từ 1 đến 3 triệu đồng tùy vị trí và loại hình gửi. Khi di chuyển liên tỉnh hoặc qua các tuyến cao tốc, phí cầu đường (BOT) cho mỗi chuyến đi có thể từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Thêm vào đó, hệ thống camera giám sát ngày càng dày đặc nên việc bị ghi nhận vi phạm giao thông và nhận phạt nguội ngày càng phổ biến.

Khấu hao tài sản: Ô tô mất giá nhanh theo thời gian

Ô tô là loại tài sản có tốc độ mất giá cao. Sau một năm sử dụng, xe phổ thông có thể mất từ 10 đến 15% giá trị. Sau ba năm, mức khấu hao có thể tăng lên 25 đến 30%. Đến năm thứ năm, nhiều xe mất đến 40 đến 50% giá trị ban đầu, chưa kể những trường hợp xe bị tai nạn hoặc phát sinh lỗi kỹ thuật. Một chiếc xe có giá 800 triệu đồng khi mới mua có thể chỉ còn bán lại được khoảng 450 đến 500 triệu đồng sau 5 năm sử dụng.
Mua xe là bài toán tài chính dài hơi
Không thể phủ nhận những tiện ích mà ô tô mang lại, từ sự an toàn khi di chuyển đến khả năng che mưa nắng và chủ động về thời gian. Tuy nhiên, để duy trì một chiếc xe trong điều kiện giao thông và chi phí sinh hoạt tại Việt Nam là một bài toán tài chính không đơn giản. Trước khi quyết định mua xe, người tiêu dùng cần tự hỏi: Mình có thực sự cần xe để di chuyển hằng ngày hay không? Thu nhập hàng tháng có đủ để chi trả cho các chi phí cố định và phát sinh liên quan đến xe? Có chỗ gửi xe thuận tiện hay không? Và nên chọn mua xe mới, xe cũ hay thuê xe dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu?

Đọc nhiều nhất

Tin mới