Lữ đoàn Sơn cước mạnh nhất nước Pháp được thành lập từ năm 1944, được trang bị ưu tiên những thiết bị quân sự tối tân nhất, nhưng tới nay vẫn hoạt động với rất nhiều trang bị thô sơ.Lữ đoàn Sơn cước số 27 được thành lập vào tháng 9/1944, sau đó đã nhanh chóng tham gia giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai, với khu vực hoạt động chủ yếu ở núi Alpe.Ban đầu, lữ đoàn này có tên "Sư đoàn Alpine", tới năm 1962 mới đổi thành tên Sư đoàn Sơn cước 27. Kể từ năm 1999 tới nay, Sư đoàn Sơn cước 27 đã bị cắt giảm quy mô, đổi xuống thành Lữ đoàn.Do môi trường tác chiến là địa hình núi non hiểm trở, nhiều khu vực ngay cả trực thăng cũng không thể vươn tới được, nên đơn vị này của Quân đội Pháp được huấn luyện rất đặc biệt, để sử dụng sức người trong tham chiến là chủ yếu.Thậm chí, lực lượng sơn cước này của Pháp vẫn sử dụng ngựa và la trong biên chế, để làm nhiệm vụ vận tải.So với các loại phương tiện vượt địa hình, ngựa và la có khả năng thồ hàng không tốt bằng nhưng lại vượt trội hơn hẳn về sức bền và khả năng leo núi.Ngoài ra, địa hình của khu vực núi cao ở châu Âu, cũng sẽ cung cấp đủ cỏ làm lương thực cho những "phương tiện vận tải" độc đáo này, giảm tải rất lớn cho gánh nặng hậu cần.Trong quá khứ, Sư đoàn Sơn cước 27 của Pháp cũng sử dụng phương thức y hệt để tham chiến trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai, và giành được rất nhiều chiến thắng.Ngoài việc sử dụng phương tiện vận tải đặc biệt, lực lượng này cũng có trang bị những loại vũ khí đặc biệt, có uy lực cao nhưng phải đảm bảo nhỏ gọn, dễ dàng mang vác bằng động vật thồ hoặc sức người.Một trong số đó là cối 120mm, đây là loại vũ khí đặc biệt nhỏ gọn, nhưng có sức công phá rất lớn, phù hợp với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.Trong tác chiến, nếu tận dụng tốt lợi thế về địa hình, cối 120mm có khả năng phát huy uy lực rất lớn, thậm chí có thể tấn công đối phương với sức mạnh ngang với các loại pháo kéo.Đây cũng là một trong những đơn vị được ưu tiên đầu tư về trang bị cá nhân và quyền ưu tiên sử dụng không quân. Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, lực lượng này có rất ít cơ hội tham gia thực chiến.Theo biên chế của quân đội Pháp, Lữ đoàn Sơn cước số 27 có quân số khoảng 6400 người. Tuy nhiên, do ít được tham gia thực chiến để cọ sát, năng lực chiến đấu của lực lượng này tới nay vẫn bị nghi ngờ. Nguồn ảnh: Pinterest. Cuộc chiến kéo dài như vô tận của quân đội Pháp ở Mali. Nguôn: Vice.
Lữ đoàn Sơn cước mạnh nhất nước Pháp được thành lập từ năm 1944, được trang bị ưu tiên những thiết bị quân sự tối tân nhất, nhưng tới nay vẫn hoạt động với rất nhiều trang bị thô sơ.
Lữ đoàn Sơn cước số 27 được thành lập vào tháng 9/1944, sau đó đã nhanh chóng tham gia giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai, với khu vực hoạt động chủ yếu ở núi Alpe.
Ban đầu, lữ đoàn này có tên "Sư đoàn Alpine", tới năm 1962 mới đổi thành tên Sư đoàn Sơn cước 27. Kể từ năm 1999 tới nay, Sư đoàn Sơn cước 27 đã bị cắt giảm quy mô, đổi xuống thành Lữ đoàn.
Do môi trường tác chiến là địa hình núi non hiểm trở, nhiều khu vực ngay cả trực thăng cũng không thể vươn tới được, nên đơn vị này của Quân đội Pháp được huấn luyện rất đặc biệt, để sử dụng sức người trong tham chiến là chủ yếu.
Thậm chí, lực lượng sơn cước này của Pháp vẫn sử dụng ngựa và la trong biên chế, để làm nhiệm vụ vận tải.
So với các loại phương tiện vượt địa hình, ngựa và la có khả năng thồ hàng không tốt bằng nhưng lại vượt trội hơn hẳn về sức bền và khả năng leo núi.
Ngoài ra, địa hình của khu vực núi cao ở châu Âu, cũng sẽ cung cấp đủ cỏ làm lương thực cho những "phương tiện vận tải" độc đáo này, giảm tải rất lớn cho gánh nặng hậu cần.
Trong quá khứ, Sư đoàn Sơn cước 27 của Pháp cũng sử dụng phương thức y hệt để tham chiến trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai, và giành được rất nhiều chiến thắng.
Ngoài việc sử dụng phương tiện vận tải đặc biệt, lực lượng này cũng có trang bị những loại vũ khí đặc biệt, có uy lực cao nhưng phải đảm bảo nhỏ gọn, dễ dàng mang vác bằng động vật thồ hoặc sức người.
Một trong số đó là cối 120mm, đây là loại vũ khí đặc biệt nhỏ gọn, nhưng có sức công phá rất lớn, phù hợp với nhiều kiểu mục tiêu khác nhau.
Trong tác chiến, nếu tận dụng tốt lợi thế về địa hình, cối 120mm có khả năng phát huy uy lực rất lớn, thậm chí có thể tấn công đối phương với sức mạnh ngang với các loại pháo kéo.
Đây cũng là một trong những đơn vị được ưu tiên đầu tư về trang bị cá nhân và quyền ưu tiên sử dụng không quân. Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, lực lượng này có rất ít cơ hội tham gia thực chiến.
Theo biên chế của quân đội Pháp, Lữ đoàn Sơn cước số 27 có quân số khoảng 6400 người. Tuy nhiên, do ít được tham gia thực chiến để cọ sát, năng lực chiến đấu của lực lượng này tới nay vẫn bị nghi ngờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuộc chiến kéo dài như vô tận của quân đội Pháp ở Mali. Nguôn: Vice.