Những biến thể virus SARS-CoV-2 có mặt ở Việt Nam nguy hiểm thế nào?

Google News

 Cho đến nay, Việt Nam đã phát hiện hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với khả năng lây lan nhanh khá nguy hiểm, đó là chủng được ghi nhận tại Nam Phi và chủng mới ở Anh gần đây.

Mới đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết các nhà khoa học của Viện đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải trình tự gen virus SARS-CoV-2 trên các bệnh nhân tại khu vực phía Bắc, trong đó hầu hết là các ca nhập cảnh. Kết quả hiện đã xác định một bệnh nhân (là chuyên gia nhập cảnh hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh) nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi.
Chủng biến thể này cũng đã được khuyến cáo có khả năng lây lan nhanh hơn các chủng đã được biết từ đầu dịch. Chủng này được phân lập trên bệnh nhân là ca nhập cảnh (chuyên gia từ Nam Phi).
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi đã lan ra hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Nhung bien the virus SARS-CoV-2 co mat o Viet Nam nguy hiem the nao?
Hiện Việt Nam xuất hiện hai biến chủng của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh và Nam Phi. Ảnh: Washington Post. 
Trước đó tại Việt Nam, trường hợp nữ công nhân ở công ty Poyun (Chí Linh, Hải Dương) được phát hiện mắc COVID-19 khi vừa tới Nhật Bản. Kết quả giải trình tự gene phía Nhật cho thấy, trường hợp này nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh.
Từ thông tin của trường hợp này, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm diện rộng, tới nay phát hiện khoảng 180 ca bệnh ở công ty này. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang làm giải trình tự gene bệnh nhân COVID-19 trong đợt dịch mới ở Hải Dương.
Trước đó, sáng 2/1, Bộ Y tế cũng thông tin Viện Pasteur TP HCM việc phát hiện một bệnh nhân COVID-19 nhiễm chủng virus SARS-Cov-2 biến thể, là chủng được ghi nhận tại Anh. Đó là bệnh nhân 1435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01. Đây là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây.
Đồng thời chủng gây bệnh cho BN1435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh. BN1435 là nữ, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Trà Vinh, về Việt Nam từ Anh, ngày 22/12/2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh.
Như vậy, hiện Việt Nam xuất hiện hai biến chủng của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh và Nam Phi.

Mời độc giả theo dõi video "Biến chủng COVID-19 hoàn toàn mới vừa xuất hiện tại Đức". Nguồn: VTV24.

Hai biến thể virus SARS-CoV-2 ở Việt Nam nguy hiểm ra sao?
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh có tên là B.1.1.7. Biến thể này nhiều khả năng đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số ca mắc ở quốc gia này trong tháng 1/2021. Hiện, biến thể này đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia, trong đó có Mỹ. Theo dự báo, nó có thể trở thành biến thể phổ biến nhất tại Mỹ vào giữa tháng 3 năm nay. Giới chức Anh tuần trước cho biết, B.1.1.7 ngoài việc dễ lây lan còn có khả năng gây ra nhiều ca tử vong hơn.
Còn biến thể tại Nam Phi có tên là N501Y, đặc biệt gây ra nhiều lo ngại vì có khả năng lây nhiễm cao hơn 50%, tức là hoạt động tốt hơn nhiều so với virus ban đầu khi xâm nhập vào tế bào trong cơ thể người. Nguyên nhân là bởi biến thể N501Y đã làm thay đổi miền liên kết thụ thể, nằm ở protein gai của virus tại vị trí 501 và cho phép nó dễ dàng liên kết với thụ thể ACE2 trong tế bào của người hơn.
Salim Abdool Karim, nhà dịch tễ học về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Columbia, cho biết N501Y có khả năng bám vào tế bào người mạnh hơn so với virus SARS-CoV-2 ban đầu.
“Đó là một dấu hiệu cho thấy có sự chọn lọc tự nhiên đang diễn ra”, chuyên gia Lauring nhận định. Biến thể được phát hiện ở Nam Phi, có đột biến gọi là 484, giúp chống lại nhiều các kháng thể mà cơ thể con người tạo ra để chống lại bệnh nhiễm trùng.
Qua nghiên cứu mẫu máu của các bệnh nhân Nam Phi đã hồi phục sau khi mắc COVID-19, các nhà khoa học cho biết, hơn 90% giảm khả năng miễn dịch đối với biến thể mới và gần một nửa số trường hợp không phát triển được các phương thức bảo vệ nhằm chống lại nó. Công ty dược phẩm Moderna cho biết, vaccine của họ có phần kém hiệu quả hơn khi chống lại N501Y, mặc dù thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy vaccine vẫn có thể vô hiệu hóa biến chủng này.
Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)