Rúng động giải mã các cơn sóng thần cổ đại trên sao Hỏa

Google News

(Kiến Thức) - Ba tỷ rưỡi năm trước, một tiểu hành tinh đâm sầm vào sao Hỏa, khắc nên một miệng núi lửa khổng lồ. Đồng thời, vụ va chạm cũng gửi một bức tường nước cao hơn 300m quanh Hành tinh Đỏ, khi đó sao Hỏa có nhiều nước hơn chúng ta nghĩ.

Làn sóng thần sau đó đâm sầm vào đất liền, tạo ra những địa hình kỳ lạ trên sao Hỏa.

Francois Costard, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp đã ủng hộ lý thuyết này để giải thích lịch sử một khu vực được gọi là Địa hình vân tay Hỏa tinh.

Rung dong giai ma cac con song than co dai tren sao Hoa
Nguồn ảnh: Phys. 

Trên thực tế, một nhóm các nhà thiên văn học đã đưa ra lý thuyết về một siêu sóng thần cổ đại gây ra bởi một tác động của tiểu hành tinh.

Lý thuyết này dựa trên việc kiểm tra trực quan một số đặc điểm kỳ lạ của sao Hỏa, sau khi cơn sóng thần khổng lồ đâm vào bờ và sau đó rửa trôi nhiều cảnh quan địa chất sao Hỏa.

Costard chọn ra giả thuyết, nghiên cứu Địa hình Thumbprint và tìm lại hướng mà cơn sóng thần từng bắt nguồn. Có 10 miệng hố tác động có thể phù hợp với tiêu chí kích thước và vị trí, Costard còn nhắm vào Lomonosov Crater. Khu vực này đã khoảng 3 tỷ năm tuổi, kéo dài 75 dặm, và cấu trúc địa hình này từng bị đánh chìm dưới nước sau các cơn sóng thần thảm họa.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)