Với khoảng 40 - 50 vị thuốc Đông y không gây độc, có tác dụng bổ thận... GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện 19/8 đã lựa chọn bào chế theo cách riêng, không chỉ đưa các chỉ số urê, crêatinin và axit uric ở bệnh nhân viêm cầu thận, suy thận trở về bình thường mà còn giúp các tế bào thận xơ hóa phục hồi.
|
Mô hình quả thận. Ảnh: internet |
Khỏi bệnh phải dựa trên xét nghiệm
Chị Nguyễn thị Hồng Nhung (33 tuổi ở Đê La Thành, Hà Nội) bị viêm cầu thận mạn, suy thận, phải mổ đẻ. Sau mổ các xét nghiệm về urê, crêatinin và axit uric trong máu đều tăng cao, biểu hiện suy thận độ 2. Điều trị Tây y chủ yếu uống Mecdrol hằng ngày cũng không giảm. Ra viện, ngày 4/4/2013 chị đến nhờ GS.TSKH Hoàng Tuấn khám và xin điều trị bằng Đông y.
Sau 1,5 tháng uống 4 liều "Bổ thận dưỡng vinh", các xét nghiệm chức năng thận đều trở về mức bình thường. Chị thấy người dễ chịu hẳn do thận hồi phục (được chứng minh thông qua các xét nghiệm tại bệnh viện).
Không treo biển chữa bệnh nhưng trong tủ hồ sơ bệnh án của GS.TSKH Hoàng Tuấn có hàng trăm hồ sơ của bệnh nhân bị viêm thận, suy thận... được chữa trị. Sau vài ba đợt thuốc kèm chế độ ăn giảm chất đạm, các xét nghiệm về urê, crêatinin và axit uric trong máu đều xuống dần dần, nhiều người trở về mức bình thường như chị Đỗ Thị Hương (Kim Môn, Hải Dương); anh Nguyễn Quốc Khánh (Bắc Ninh), anh Nguyễn Văn Hải (Mỏ Cầy, Bến Tre)...
GS.TSKH Hoàng Tuấn cho biết, bài thuốc "Bổ thận dưỡng vinh" được chế từ 40 - 50 vị thuốc chọn lọc, không độc đối với thận và phải được bào chế công phu theo kinh nghiệm của gia đình đã nhiều đời làm Đông y tích lũy được.
Ở mỗi người bệnh, các vị thuốc, cách chế và gia giảm lại khác nhau, tùy theo cơ địa và bệnh ở mỗi người, thậm chí trên cùng một bệnh nhân nhưng mỗi giai đoạn bệnh, dựa vào tứ chẩn của Đông y và chỉ số xét nghiệm của Tây y, thuốc được bào chế cũng khác nhau.
Các vị thuốc trong bài thuốc đều được lựa chọn kỹ càng, tuyệt đối không có độc với thận nhưng vừa có tác dụng thải độc, vừa có tác dụng làm hạ các chỉ số và phục hồi các tế bào thận xơ hóa như sâm linh, đẳng sâm, truật thảo, khung quy, thục thược, ba kích, đỗ trọng...
Vì vậy, bài thuốc chẳng những không gây phản ứng gì mà bệnh nhân lại thấy người dễ chịu, khoẻ dần ra dù phải ăn kiêng chất đạm. Tuy nhiên, GS.TSKH Hoàng Tuấn khẳng định, đánh giá kết quả điều trị đều phải dựa trên các xét nghiệm hiện đại khách quan về sinh hóa chức năng thận, không thể nói "khỏi" theo cảm giác chủ quan của người bệnh hay của thầy thuốc.
|
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang thăm khám cho bệnh nhân. |
Phục hồi thận phải kéo dài cả năm
GS.TSKH Hoàng Tuấn phân tích, bệnh viêm cầu thận hay dẫn đến suy thận, sau đó là bệnh viêm thận - bể thận mạn tính. Viêm cầu thận thường do vi trùng các "ổ mủ" trong người như viêm amidan có mủ, viêm xoang mạn... vi trùng theo đường máu xuống thận, lâu ngày thành bệnh viêm cầu thận tiềm tàng. Bệnh thường không có triệu chứng, đến khi có kèm cao huyết áp và mệt mỏi nhiều, phải đi khám bệnh mới phát hiện ra bệnh viêm cầu thận. Lúc đó thì nhiều trường hợp thận đã bị suy.
Còn viêm thận - bể thận hay kèm "đái buốt, đái rắt" nên thường được bệnh nhân chú ý và phát hiện sớm hơn. Khi đã suy thận là bệnh đã tái phát lâu ngày không được điều trị chu đáo. Người suy thận từ độ 3 trở lên là đã nặng nhiều, việc điều trị phải kéo dài nhiều tháng, có khi cả năm mới hy vọng hồi phục. Đông y chỉ chữa những trường hợp suy thận ở giai đoạn sớm, quá độ 4 sang suy thận độ 5 là phải "lọc máu"và nếu suy nặng phải ghép thận.
Vì vậy, theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bệnh nên kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ, đặc biệt khi có biểu hiện, tiểu nhiều, đái buốt, đái rắt, đái bọt... phải đi khám và chữa trị sớm, tránh để tình trạng thận suy nặng nguy hiểm tới tính mạng.
Khi phát hiện suy thận thường thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Cơ chế làm hỏng thận phần nhiều do xơ hóa, do lắng đọng chất độc, viêm thận mạn tính... do đó, phải dùng những thuốc không gây hại cho thận, có khả năng phục hồi thận, giúp bài tiết chất độc cho thận mà Đông y gọi là lợi tiểu, bổ thận.