Những hiện tượng khó lý giải xung quanh trải nghiệm cận kề cái chết là đề tài lý thú cho các nhà nghiên cứu và cả những nghệ sĩ. Để khắc họa hình ảnh ấn tượng về hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" - nhiếp ảnh gia Luciana Urtiga đến từ Brazil đã mang đến hình ảnh "hoa mắt" - khi những gương mặt trở nên khác lạ và không thực. Vậy hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" là gì, chúng được thể hiện qua con đường nghệ thuật như thế nào?
Trải nghiệm cận kề cái chết là một điều bí ẩn, khi có những trường hợp mô tả về việc thấy "hồn lìa khỏi xác" - nhìn thấy cơ thể mình khi đứng từ một vị trí khác.
Theo các giả định, hồn lìa khỏi xác có thể được hiểu là trải nghiệm bên ngoài cơ thể - out of body experience (OBE). Trải nghiệm bên ngoài cơ thể được thử nghiệm bằng cách đặt các xung điện kích thích một phần não bộ.
Mỗi lần dòng điện đi qua đã tác động đến “hồi nếp cong” (the angular gyrus) - một phần của vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (the temporal parietal junction - TPJ), có thể tạo ra OBE. Như vậy, sự kích thích của sóng điện từ trong não có thể làm khởi phát các hoạt động "bất thường", khiến con người tiến gần hơn đến hiện tượng "hồn lìa khỏi xác".
Những hiện tượng khó lý giải xung quanh trải nghiệm cận kề cái chết là đề tài lý thú cho các nhà nghiên cứu và cả những nghệ sĩ. Để khắc họa hình ảnh ấn tượng về hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" - nhiếp ảnh gia Luciana Urtiga đến từ Brazil đã mang đến hình ảnh "hoa mắt" - khi những gương mặt trở nên khác lạ và không thực. Vậy hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" là gì, chúng được thể hiện qua con đường nghệ thuật như thế nào?
Trải nghiệm cận kề cái chết là một điều bí ẩn, khi có những trường hợp mô tả về việc thấy "hồn lìa khỏi xác" - nhìn thấy cơ thể mình khi đứng từ một vị trí khác.
Theo các giả định, hồn lìa khỏi xác có thể được hiểu là trải nghiệm bên ngoài cơ thể - out of body experience (OBE). Trải nghiệm bên ngoài cơ thể được thử nghiệm bằng cách đặt các xung điện kích thích một phần não bộ.
Mỗi lần dòng điện đi qua đã tác động đến “hồi nếp cong” (the angular gyrus) - một phần của vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (the temporal parietal junction - TPJ), có thể tạo ra OBE.
Như vậy, sự kích thích của sóng điện từ trong não có thể làm khởi phát các hoạt động "bất thường", khiến con người tiến gần hơn đến hiện tượng "hồn lìa khỏi xác".