Cách thủ đô Baghdad, Iraq 27km về phía bắc là căn cứ Taji - nơi trước đây từng là một căn cứ quân sự lớn của Quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein. Nay nó lại biến thành nghĩa địa vũ khí lớn nhất ở quốc gia này, nơi tập kết các loại vũ khí hư hỏng hoặc đã lỗi thời của Quân đội Iraq và cả lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu trong suốt thời gian chiếm đóng tại Iraq.Từ năm 2003, quy mô của Taji ngày càng được mở rộng do tình trạng an ninh bất ổn tại Iraq sau khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Các thiết bị quân sự bị hư hỏng hoặc phá hủy trong giao tranh đều được chuyển đến Taji. Trong ảnh là một nhóm binh sĩ Mỹ chụp ảnh trước một khẩu pháo tự hành GCT 155mm bị bỏ lại Taji.Ước tính, Taji có tới hàng chục khẩu GCT bị bỏ mặc cho tới hư hỏng hoàn toàn sau khi quân đội của Saddam Hussein tan rã.Hầu như các loại vũ khí cũ trước đây của Iraq đều bị loại bỏ một phần do chúng đã quá cũ hoặc không thể vận hành do không có phụ tùng thay thế.Nhiều nhất trong số đó vẫn là các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất như lựu pháo, pháo phòng không, xe tăng và cả hệ thống radar trinh sát.Qua thời gian số vũ khí này dần xuống cấp và không còn khả năng tái sử dụng.Khi người Mỹ dành được quyền kiểm soát căn cứ Taji, họ cũng hầu như không quan tâm tới số vũ khí trên ngay cả khi một căn cứ quân sự mới của Mỹ được xây dựng bên cạnh căn cứ cũ.Thậm chí Taji còn biến thành nơi tham quan cho các binh sĩ trong những lúc rảnh rỗi hoặc họ có thể kiếm được món đồ lưu niệm nào đó tại đây.Một tổ hợp pháo phòng không di động của Quân đội Iraq giờ chỉ còn là một đống sắt vụn.Những khẩu pháo tự hành 2S3 tại Taji chỉ còn lại mỗi bộ khung.Một binh sĩ Mỹ chụp ảnh lưu niệm cạnh chiếc xe tăng Type 69 do Trung Quốc sản xuất từng phục vụ trong biên chế Quân đội Iraq.Ở Taji cũng có khá nhiều loại vũ khí do Mỹ sản xuất từ pháo cho tới xe tăng điển hình như dàn pháo M101 howitzer 105mm này.Số lượng xe tăng bị bỏ không ở Taji cũng khá lớn, tất nhiên Quân đội Iraq cũng từng có ý định sử dụng lại số xe tăng này. Tuy nhiên không phải chiếc xe tăng nào cũng có thể khôi phục hoạt động sau một thời gian bị bỏ mặc.Trong số đó có cả những chiếc xe tăng T-72 - dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Iraq hiện tại.Nòng pháo của một khẩu 2S3 với dòng chữ “85 ngày” có lẽ do một binh sĩ Mỹ đóng quân tại Taji viết lên. Video Quân đội Iraq thử lửa tại Fallujah - Nguồn: QPVN
Cách thủ đô Baghdad, Iraq 27km về phía bắc là căn cứ Taji - nơi trước đây từng là một căn cứ quân sự lớn của Quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein. Nay nó lại biến thành nghĩa địa vũ khí lớn nhất ở quốc gia này, nơi tập kết các loại vũ khí hư hỏng hoặc đã lỗi thời của Quân đội Iraq và cả lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu trong suốt thời gian chiếm đóng tại Iraq.
Từ năm 2003, quy mô của Taji ngày càng được mở rộng do tình trạng an ninh bất ổn tại Iraq sau khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Các thiết bị quân sự bị hư hỏng hoặc phá hủy trong giao tranh đều được chuyển đến Taji. Trong ảnh là một nhóm binh sĩ Mỹ chụp ảnh trước một khẩu pháo tự hành GCT 155mm bị bỏ lại Taji.
Ước tính, Taji có tới hàng chục khẩu GCT bị bỏ mặc cho tới hư hỏng hoàn toàn sau khi quân đội của Saddam Hussein tan rã.
Hầu như các loại vũ khí cũ trước đây của Iraq đều bị loại bỏ một phần do chúng đã quá cũ hoặc không thể vận hành do không có phụ tùng thay thế.
Nhiều nhất trong số đó vẫn là các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất như lựu pháo, pháo phòng không, xe tăng và cả hệ thống radar trinh sát.
Qua thời gian số vũ khí này dần xuống cấp và không còn khả năng tái sử dụng.
Khi người Mỹ dành được quyền kiểm soát căn cứ Taji, họ cũng hầu như không quan tâm tới số vũ khí trên ngay cả khi một căn cứ quân sự mới của Mỹ được xây dựng bên cạnh căn cứ cũ.
Thậm chí Taji còn biến thành nơi tham quan cho các binh sĩ trong những lúc rảnh rỗi hoặc họ có thể kiếm được món đồ lưu niệm nào đó tại đây.
Một tổ hợp pháo phòng không di động của Quân đội Iraq giờ chỉ còn là một đống sắt vụn.
Những khẩu pháo tự hành 2S3 tại Taji chỉ còn lại mỗi bộ khung.
Một binh sĩ Mỹ chụp ảnh lưu niệm cạnh chiếc xe tăng Type 69 do Trung Quốc sản xuất từng phục vụ trong biên chế Quân đội Iraq.
Ở Taji cũng có khá nhiều loại vũ khí do Mỹ sản xuất từ pháo cho tới xe tăng điển hình như dàn pháo M101 howitzer 105mm này.
Số lượng xe tăng bị bỏ không ở Taji cũng khá lớn, tất nhiên Quân đội Iraq cũng từng có ý định sử dụng lại số xe tăng này. Tuy nhiên không phải chiếc xe tăng nào cũng có thể khôi phục hoạt động sau một thời gian bị bỏ mặc.
Trong số đó có cả những chiếc xe tăng T-72 - dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Iraq hiện tại.
Nòng pháo của một khẩu 2S3 với dòng chữ “85 ngày” có lẽ do một binh sĩ Mỹ đóng quân tại Taji viết lên.
Video Quân đội Iraq thử lửa tại Fallujah - Nguồn: QPVN