Kỳ tích: Người mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh, có lúc chỉ còn 1% sự sống đã hạ sinh con đầu lòng nặng 3.1kg

Sau 12 năm được cứu sống từ lằn ranh sinh tử trở về, cô bé mắc bệnh tim bẩm sinh chỉ còn 1% cơ hội sống ngày nào, giờ đây đã viết tiếp giấc mơ hạnh phúc trong niềm vui vô hạn của người thân và các bác sĩ.

Các bác sĩ khoa Phụ sản (Bệnh viện E) vừa đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh, với dạng khuyết tật tim hiếm gặp, em bé chào đời bình an với cân nặng 3.1kg. Để có được “trái ngọt” này, trước đó các bác sĩ đã phải theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe người mẹ trong suốt hành trình dài.

Theo đó, chị Lưu Thị Thu H. (19 tuổi), mắc bệnh tim bẩm sinh và từng được GS.TS.BS Lê Ngọc Thành, nguyên giám đốc Bệnh viện E phẫu thuật cách đây 12 năm, khi chị H. mới 7 tuổi. BSCKII Nguyễn Thị Kiều Oanh – Trưởng khoa Phụ sản cho biết, do sản phụ H. mắc bệnh tim bẩm sinh nên suốt quá trình mang thai, các bác sĩ tim mạch và sản khoa của bệnh viện cùng với gia đình bệnh nhân "nín thở" theo dõi theo từng nhịp đập của tim thai và trái tim sản phụ.

Điều đáng mừng, sức khỏe của người mẹ đã rất tốt để thai nhi phát triển đủ tháng đủ ngày, không đối mặt với nguy cơ sinh non. Khi thai đủ tháng, sản phụ có hiện tượng chuyển dạ các bác sĩ khoa Phụ sản đã hội chẩn với các bác sĩ chuyên ngành tim mạch, gây mê… và quyết định mổ cấp cứu thành công cho sản phụ.

GS Lê Ngọc Thành thăm mẹ con sản phụ H. sau khi sinh con thành công. Ảnh: BVCC.

Sau khi ca mổ bắt thai thành công, GS Lê Ngọc Thành đã xuống thăm và động viên gia đình sản phụ và em bé mới chào đời. GS Thành cho biết, trong cuộc đời làm nghề y của mình, ông đã trải qua nhiều ca phẫu thuật cam go, nhưng có lẽ đây là trường hợp để lại ấn tượng rất sâu sắc với ông.

Với trường hợp này, không chỉ một số phận người được hồi sinh, mà ước mơ được viết tiếp với sự ra đời của đứa trẻ mà ngay cả trong mơ thì người bà, người mẹ cũng không dám nghĩ tới. Có lẽ giữa những bộn bề cuộc sống, một câu chuyện có cái kết đẹp trọn vẹn như thế này giống như cơn mưa mát lạnh sau nhiều ngày nóng bức”, GS Thành chia sẻ.

Theo chia sẻ của gia đình, từ khi còn nhỏ sản phụ H. đã mắc bệnh tim bẩm sinh. Dù biết H. bị dị tật tim bẩm sinh nhưng gia đình không hình dung căn bệnh đó nguy hiểm như thế nào. Khi đó, chỉ thấy H. chơi ngoan được vài giờ lại tím tái và không thở nổi. Khi bệnh tình ngày càng nặng, gia đình vay mượn tiền đi chạy chữa nhưng đều không tiến triển.

Năm 2012, bệnh nhi H. được phẫu thuật tim bẩm sinh dù cơ hội thành công chỉ có 1%. Ảnh: BVCC.

Năm 2012, nhờ sự giúp đỡ của mạnh thường quân, H. được đưa đến Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E thăm khám. GS Lê Ngọc Thành cho biết, thời điểm đó đây là một ca bệnh khó, phẫu thuật phức tạp nhưng ông và đồng nghiệp vẫn nhận lời mổ dù tiên lượng khả năng thành công chỉ là 1%.

Chính lời thỉnh cầu của người mẹ đã chạm đến trái tim của các bác sĩ, từ đó ê kíp phẫu thuật đã có thêm động lực chiến đấu với tử thần, giành lấy sự sống cho bé H.”, GS Thành chia sẻ. Dưới sự chỉ huy của GS Thành, ê kíp phẫu thuật đã lựa chọn phương án phẫu thuật tốt nhất cho bé H.

Theo GS Thành, với dị tật tim bẩm sinh như H., hầu hết phải phẫu thuật trong vòng hai tháng đầu tiên của cuộc sống. Tuy nhiên, vì điều kiện gia đình khó khăn nên bé H. phẫu thuật muộn hơn nhiều. Hơn nữa, dù H. đã được phẫu thuật nhưng khi trưởng thành cần phải có sự thăm khám, đánh giá chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và sản khoa trước khi quyết định mang thai.

Đọc nhiều nhất

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 cận kề: Bí quyết vượt qua áp lực và cách "cứu điểm" trong phòng thi để đạt kết quả tốt

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 cận kề: Bí quyết vượt qua áp lực và cách "cứu điểm" trong phòng thi để đạt kết quả tốt

Trước kỳ thi quan trọng, điều dễ khiến nhiều học sinh “bị đuối” không phải là kiến thức, mà là tâm lý. Trong phòng thi, chỉ cần một thoáng hoang mang cũng có thể khiến bao cố gắng trước đó trở nên lỡ dở. Dưới đây là những tư vấn hữu ích của chuyên gia giúp sĩ tử chuẩn bị một chiến lược tâm lý hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất.

Gặp nam sinh quê Bình Định với tấm bằng ĐH Xuất sắc: “Hành trang của con chỉ có niềm tin của mẹ và… cuốn sổ hộ nghèo”

Cầm trên tay tấm bằng đại học loại Xuất sắc, nam sinh không giấu được nỗi xúc động khi hoàn thành ước mơ, đem lại sự tự hào cho mẹ. Chia sẻ về hành trình đặc biệt, nam sinh lấy nước mắt của cả khán trường: “Hành trang của con chỉ có niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo…”.

Tin mới

Khung giờ đẹp thắp hương ngày mai - mùng 1 tháng 6 âm lịch, 3 việc cần làm để đón nhiều phước lành, tổ tiên phù hộ

Với người Việt, mùng 1 âm lịch không đơn thuần chỉ là ngày khởi đầu của một tháng mới, mà còn mang theo nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo chuyên gia phong thuỷ Phùng Phương, ngày mùng 1 tháng 6 năm Ất Tỵ 2025 có một khung giờ đẹp để lên hương cầu tài lộc, bình an cho gia chủ.
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 cận kề: Bí quyết vượt qua áp lực và cách "cứu điểm" trong phòng thi để đạt kết quả tốt

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 cận kề: Bí quyết vượt qua áp lực và cách "cứu điểm" trong phòng thi để đạt kết quả tốt

Trước kỳ thi quan trọng, điều dễ khiến nhiều học sinh “bị đuối” không phải là kiến thức, mà là tâm lý. Trong phòng thi, chỉ cần một thoáng hoang mang cũng có thể khiến bao cố gắng trước đó trở nên lỡ dở. Dưới đây là những tư vấn hữu ích của chuyên gia giúp sĩ tử chuẩn bị một chiến lược tâm lý hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất.

Gặp nam sinh quê Bình Định với tấm bằng ĐH Xuất sắc: “Hành trang của con chỉ có niềm tin của mẹ và… cuốn sổ hộ nghèo”

Cầm trên tay tấm bằng đại học loại Xuất sắc, nam sinh không giấu được nỗi xúc động khi hoàn thành ước mơ, đem lại sự tự hào cho mẹ. Chia sẻ về hành trình đặc biệt, nam sinh lấy nước mắt của cả khán trường: “Hành trang của con chỉ có niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo…”.

Ngành học luôn khát nhân lực, mức lương hơn 50 triệu/tháng nhiều doanh nghiệp "săn đón", điểm chuẩn thuộc top cao

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, ngành kinh tế số đang dần khẳng định vị thế và trở thành xu hướng thu hút các bạn trẻ. Không chỉ kết hợp giữa nền tảng kinh tế truyền thống và công nghệ hiện đại, ngành học này còn mở ra cánh cửa nghề nghiệp rộng lớn trong kỷ nguyên số hóa.