Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất. Ông nổi tiếng lịch sử là ông hoàng tiêu diệt 6 nước: Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề chỉ trong 10 năm (từ năm 230 TCN - 221 TCN).Sau khi thống nhất 6 nước chư hầu thành một đất nước thống nhất, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách quan trọng trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục...Trong số này, một việc quan trọng được Tần Thủy Hoàng thực hiện sau khi thống nhất thiên hạ là cho làm ngọc tỷ truyền quốc. Đây là báu vật quý giá được truyền lại qua các đời vua Tần.Để làm ra ngọc tỷ truyền quốc, Tần Thủy Hoàng cho người đi tìm kiếm khối ngọc đẹp nhất, tốt nhất. Sau một thời gian tìm kiếm, những người được vua Tần cử đi tìm được khối ngọc bích họ Hòa (Hòa thị bích) là phù hợp nhất để làm ngọc tỷ.Kế đến, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh cho thợ ngọc nổi danh thiên hạ thời bấy giờ là Tôn Thọ dùng khối ngọc bích họ Hòa để làm thành ngọc tỷ.Theo đó, Tôn Thọ tỉ mỉ hoàn thành ngọc tỉ có hình vuông. Bốn cạnh có chiều dài 4 tấc. Mặt dưới của ngọc tỉ vô cùng tinh xảo khi được khắc hình rồng uốn lượn cùng dòng chữ: thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương (tạm dịch: “phụng mệnh trời ban, mãi mãi trường tồn”).Các nhà nghiên cứu cho hay 8 chữ trên là bút tích của thừa tướng Lý Tư. Ông là người học rộng tài cao, viết chữ đẹp nức tiếng thiên hạ dưới thời nhà Tần.Một truyền thuyết kể rằng, ngọc tỷ truyền quốc này từng được Tần Thủy Hoàng và nhiều hoàng đế khác sử dụng nên báu vật này có mang theo “đế khí”.Về sau ngọc tỷ của Tần Thủy Hoàng là báu vật khiến các hoàng đế đời sau "nồi da nấu thịt" tranh đấu đến đầu rơi máu chảy để sở hữu.Kể từ năm 221 TCN trở đi, Ngọc tỷ quyền lực của vị hoàng đế nổi tiếng Tần Thủy Hoàng được lưu truyền cho các vị đế vương đời sau, nhưng sau đó đột nhiên biến mất một cách đầy bí ẩn vào thời Ngũ Đại (khoảng giữa năm 907-960).Số phận của viên ngọc quý mang nỗi hàm oan của Biện Hòa trở thành ngọc tỷ của nhiều triều đại, qua tay nhiều chủ và từ thời Tống Thái Tổ về sau, người ta không tìm thấy nó nữa. Dù vậy, có không ít lời đồn và ghi chép về ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng xuất hiện trong các thư tịch.Cụ thể, vào thời nhà Minh, nhà Thanh, người ta cũng từng phát hiện ra ngọc bích họ Hòa nhưng đa số đều cho đó là đồ giả. Từ đó đến nay, tung tích của ngọc tỷ truyền quốc "hàng thật" vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải.>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.
Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất. Ông nổi tiếng lịch sử là ông hoàng tiêu diệt 6 nước: Hàn, Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, Tề chỉ trong 10 năm (từ năm 230 TCN - 221 TCN).
Sau khi thống nhất 6 nước chư hầu thành một đất nước thống nhất, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách quan trọng trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục...
Trong số này, một việc quan trọng được Tần Thủy Hoàng thực hiện sau khi thống nhất thiên hạ là cho làm ngọc tỷ truyền quốc. Đây là báu vật quý giá được truyền lại qua các đời vua Tần.
Để làm ra ngọc tỷ truyền quốc, Tần Thủy Hoàng cho người đi tìm kiếm khối ngọc đẹp nhất, tốt nhất. Sau một thời gian tìm kiếm, những người được vua Tần cử đi tìm được khối ngọc bích họ Hòa (Hòa thị bích) là phù hợp nhất để làm ngọc tỷ.
Kế đến, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh cho thợ ngọc nổi danh thiên hạ thời bấy giờ là Tôn Thọ dùng khối ngọc bích họ Hòa để làm thành ngọc tỷ.
Theo đó, Tôn Thọ tỉ mỉ hoàn thành ngọc tỉ có hình vuông. Bốn cạnh có chiều dài 4 tấc. Mặt dưới của ngọc tỉ vô cùng tinh xảo khi được khắc hình rồng uốn lượn cùng dòng chữ: thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương (tạm dịch: “phụng mệnh trời ban, mãi mãi trường tồn”).
Các nhà nghiên cứu cho hay 8 chữ trên là bút tích của thừa tướng Lý Tư. Ông là người học rộng tài cao, viết chữ đẹp nức tiếng thiên hạ dưới thời nhà Tần.
Một truyền thuyết kể rằng, ngọc tỷ truyền quốc này từng được Tần Thủy Hoàng và nhiều hoàng đế khác sử dụng nên báu vật này có mang theo “đế khí”.
Về sau ngọc tỷ của Tần Thủy Hoàng là báu vật khiến các hoàng đế đời sau "nồi da nấu thịt" tranh đấu đến đầu rơi máu chảy để sở hữu.
Kể từ năm 221 TCN trở đi, Ngọc tỷ quyền lực của vị hoàng đế nổi tiếng Tần Thủy Hoàng được lưu truyền cho các vị đế vương đời sau, nhưng sau đó đột nhiên biến mất một cách đầy bí ẩn vào thời Ngũ Đại (khoảng giữa năm 907-960).
Số phận của viên ngọc quý mang nỗi hàm oan của Biện Hòa trở thành ngọc tỷ của nhiều triều đại, qua tay nhiều chủ và từ thời Tống Thái Tổ về sau, người ta không tìm thấy nó nữa. Dù vậy, có không ít lời đồn và ghi chép về ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng xuất hiện trong các thư tịch.
Cụ thể, vào thời nhà Minh, nhà Thanh, người ta cũng từng phát hiện ra ngọc bích họ Hòa nhưng đa số đều cho đó là đồ giả. Từ đó đến nay, tung tích của ngọc tỷ truyền quốc "hàng thật" vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải.
>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.