Nhiễm trùng Helicobacter pylori. Loại khuẩn này còn được gọi tắt là H. pylori và nó thường xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Khi nhiễm H. pylori, khổ chủ dễ đối diện với chứng viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Nó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày dù hiện chỉ một vài trường hợp mắc bệnh được ghi nhận. H. pylori lây truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt hoặc chất thải. Nếu như dạ dày là môi trường không phù hợp đối với các loại vi khuẩn vì độ axit của nó rất cao thì H.pylori lại phát triển mạnh trong môi trường này. Viêm dạ dày trong thời gian dài. Những người từng chịu sự dày vò của viêm dạ dày trong thời gian dài cũng nên cảnh giác nguy cơ biến chứng thành ung thư. Thậm chí, những người từng phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày khi bị viêm loét cũng có khả năng phát bệnh sau nhiều năm điều trị.
Hút thuốc. Người có thói quen sử dụng thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người không bao giờ đụng điếu. Tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh thì những người còn lại trong gia đình có khả năng ung thư dạ dày cao hơn. Thực vậy, các nhà khoa học ước tính khoảng 10% các ca chẩn đoán mắc bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Chế độ ăn uống nghèo dưỡng chất, ít vận động; béo phì. Nghiên cứu chỉ ra những người coi thịt hun khói, thịt muối là món ăn khoái khẩu có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn. Thay vào đó, bạn nên tăng lượng trái cây và rau xanh trong thực đơn của gia đình nhằm giảm yếu tố gây bệnh.
Ảnh hưởng của giới tính. Thực tế, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày chiếm đa số ở đàn ông, có nơi tỉ lệ mắc ở đàn ông/phụ nữ là 3/1.
Để khẳng định kết luận này, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra sự chênh lệch giữa hai giới tính bắt nguồn từ nội tiết tố estrogen. Ở phụ nữ, hormone estrogen được xem là yếu tố giúp bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh nguy hiểm.
Nhiễm trùng Helicobacter pylori. Loại khuẩn này còn được gọi tắt là H. pylori và nó thường xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Khi nhiễm H. pylori, khổ chủ dễ đối diện với chứng viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Nó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày dù hiện chỉ một vài trường hợp mắc bệnh được ghi nhận.
H. pylori lây truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt hoặc chất thải. Nếu như dạ dày là môi trường không phù hợp đối với các loại vi khuẩn vì độ axit của nó rất cao thì H.pylori lại phát triển mạnh trong môi trường này.
Viêm dạ dày trong thời gian dài. Những người từng chịu sự dày vò của viêm dạ dày trong thời gian dài cũng nên cảnh giác nguy cơ biến chứng thành ung thư. Thậm chí, những người từng phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày khi bị viêm loét cũng có khả năng phát bệnh sau nhiều năm điều trị.
Hút thuốc. Người có thói quen sử dụng thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người không bao giờ đụng điếu.
Tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh thì những người còn lại trong gia đình có khả năng ung thư dạ dày cao hơn. Thực vậy, các nhà khoa học ước tính khoảng 10% các ca chẩn đoán mắc bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.
Chế độ ăn uống nghèo dưỡng chất, ít vận động; béo phì. Nghiên cứu chỉ ra những người coi thịt hun khói, thịt muối là món ăn khoái khẩu có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn. Thay vào đó, bạn nên tăng lượng trái cây và rau xanh trong thực đơn của gia đình nhằm giảm yếu tố gây bệnh.
Ảnh hưởng của giới tính. Thực tế, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày chiếm đa số ở đàn ông, có nơi tỉ lệ mắc ở đàn ông/phụ nữ là 3/1.
Để khẳng định kết luận này, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra sự chênh lệch giữa hai giới tính bắt nguồn từ nội tiết tố estrogen. Ở phụ nữ, hormone estrogen được xem là yếu tố giúp bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh nguy hiểm.