Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt. Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng. Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống. Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.
Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi. Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.
Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác. Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc. Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.
Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt.
Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng.
Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống.
Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.
Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi.
Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.
Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác.
Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.
Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.