Nhìn từ không trung, bạn có thể thấy những con đường quanh làng Monzino chính là những dòng kênh, lạch thuộc sông Tagil. “Cấu hình” đường phố này là do con người tạo ra bởi chúng xuất hiện do hoạt động khai thác vàng trước đây.Những năm 1820, ngôi làng bao quanh bởi sông nước này chứng kiến một "cơn sốt vàng" thực sự ở Urals. Năm 1823, Sa hoàng Nicholas I đã ký lệnh cho phép các cá nhân khai thác vàng và bạch kim, với một số mỏ nhanh chóng được thiết lập ở ngoại ô Nizhny Tagil.Vị trí của các mỏ vàng trong khu vực đã được biết đến từ nửa sau của thế kỷ 18, nhưng nó vẫn được giữ bí mật. Trong 100 năm tiếp theo, từ năm 1825 - 1925, có tới 25 tấn vàng đã được khai thác tại hơn 120 mỏ vàng của Vùng Tagil.Trên lãnh thổ của làng Monzino, phần lớn người ta khai thác vàng bằng tàu cuốc - tàu dùng để đào sâu đáy, cũng như máy kéo - máy khai thác trên nền nổi hoạt động như máy đào xích gầu. Các hoạt động dẫn đến sự xuất hiện của nhiều lạch, ao và nhánh sông.Việc khai thác ở vùng ngoại ô Nizhny Tagil kéo dài từ cuối thế kỷ 19 cho đến những năm 1980, với những vùng đất sau đó được giao cho các cộng đồng làm vườn.Để làm cho đất thích hợp cho việc trồng trọt, người ta phải thêm đá cuội và khá nhiều lớp màu mỡ trên một số thửa đất. Những người làm vườn đã làm gần như tất cả mọi việc bằng tay.Làng Monzino nằm trên vùng ngập lũ, có nước ngọt chảy tự do qua các con lạch. Do đó, theo người dân địa phương, hầu như không có muỗi trong khu vực.Các kênh và lạch của Monzino có độ sâu lên tới 3 mét, trong khi mực nước có thể dâng cao tới 2 mét trong các trận lũ lụt theo mùa. Hầu như hộ nào cũng có thuyền nên các bến đậu chiếm gần hết bờ sông của các cộng đồng làm vườn.Vào mùa đông, cuộc sống sôi động ở Monzino trở nên tẻ nhạt bởi cư dân thường chuyển đến các thành phố. Tuy nhiên, vào mùa hè, dân số của tất cả các cộng đồng làm vườn địa phương lại đông đúc trở lại. Ảnh: RBTH.
Nhìn từ không trung, bạn có thể thấy những con đường quanh làng Monzino chính là những dòng kênh, lạch thuộc sông Tagil. “Cấu hình” đường phố này là do con người tạo ra bởi chúng xuất hiện do hoạt động khai thác vàng trước đây.
Những năm 1820, ngôi làng bao quanh bởi sông nước này chứng kiến một "cơn sốt vàng" thực sự ở Urals. Năm 1823, Sa hoàng Nicholas I đã ký lệnh cho phép các cá nhân khai thác vàng và bạch kim, với một số mỏ nhanh chóng được thiết lập ở ngoại ô Nizhny Tagil.
Vị trí của các mỏ vàng trong khu vực đã được biết đến từ nửa sau của thế kỷ 18, nhưng nó vẫn được giữ bí mật. Trong 100 năm tiếp theo, từ năm 1825 - 1925, có tới 25 tấn vàng đã được khai thác tại hơn 120 mỏ vàng của Vùng Tagil.
Trên lãnh thổ của làng Monzino, phần lớn người ta khai thác vàng bằng tàu cuốc - tàu dùng để đào sâu đáy, cũng như máy kéo - máy khai thác trên nền nổi hoạt động như máy đào xích gầu. Các hoạt động dẫn đến sự xuất hiện của nhiều lạch, ao và nhánh sông.
Việc khai thác ở vùng ngoại ô Nizhny Tagil kéo dài từ cuối thế kỷ 19 cho đến những năm 1980, với những vùng đất sau đó được giao cho các cộng đồng làm vườn.
Để làm cho đất thích hợp cho việc trồng trọt, người ta phải thêm đá cuội và khá nhiều lớp màu mỡ trên một số thửa đất. Những người làm vườn đã làm gần như tất cả mọi việc bằng tay.
Làng Monzino nằm trên vùng ngập lũ, có nước ngọt chảy tự do qua các con lạch. Do đó, theo người dân địa phương, hầu như không có muỗi trong khu vực.
Các kênh và lạch của Monzino có độ sâu lên tới 3 mét, trong khi mực nước có thể dâng cao tới 2 mét trong các trận lũ lụt theo mùa. Hầu như hộ nào cũng có thuyền nên các bến đậu chiếm gần hết bờ sông của các cộng đồng làm vườn.
Vào mùa đông, cuộc sống sôi động ở Monzino trở nên tẻ nhạt bởi cư dân thường chuyển đến các thành phố. Tuy nhiên, vào mùa hè, dân số của tất cả các cộng đồng làm vườn địa phương lại đông đúc trở lại. Ảnh: RBTH.