Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, sức mạnh hải quân Nga theo đánh giá chỉ còn bằng một phần nhỏ thời kỳ hoàng kim, thể hiện qua việc họ không đóng nổi một khu trục hạm nào có lượng giãn nước trên 6.000 tấn để hoạt động viễn dương.Trong tình cảnh trên, trọng tâm phát triển của hải quân Nga đã được thay đổi từ hiện diện và tung sức mạnh ra khắp toàn cầu trở thành chú trọng phòng thủ gần bờ và duy trì khả năng tấn công hạt nhân răn đe.Với học thuyết trên, Nga đã tích cực đóng mới nhiều tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược, đây được coi là "nắm đấm thép" từ dưới lòng biển sâu, mang lại cơn ác mộng cho kẻ địch.Giới chức quân sự Nga tự tin cho rằng các tàu ngầm hạt nhân của mình cực kỳ khó phát hiện do sở hữu độ ồn thấp, khả năng sống sót của chúng trong chiến tranh tổng lực là rất cao và đối phương không thể tìm ra cách đối phó.Do vậy thật bất ngờ khi mới đây một thuyền trưởng chỉ huy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga đã đưa ra lời chỉ trích khả năng của những phương tiện tác chiến vốn được xem là bất khả xâm phạm này.Mặc dù có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân chống lại kẻ thù cách xa hàng nghìn km, nhưng khả năng sống sót của tàu ngầm hạt nhân Nga chỉ được tính trong vài phút, thậm chí con tàu sẽ bị tiêu diệt trong khoảng thời gian chớp mắt.Cụ thể trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti, chỉ huy tàu ngầm hạt nhân - thuyền trưởng cấp I (Đại tá) Igor Kurdin cho biết một sự thật không dễ chấp nhận đối với nhiều người.Đại tá Kurdin khẳng định khả năng sống sót của tàu ngầm chiến lược Nga, kể cả những con tàu tối tân nhất có thể được tính chỉ trong vài phút sau khi phóng loạt tên lửa đầu tiên.Và nếu như thủy thủ đoàn không thể hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ bị tiêu diệt bởi hỏa lực bắn trả của kẻ thù, chắc chắn không thể tránh được số phận như vậy."Sau cuộc tấn công, vũ khí trên tàu mà thủy thủ đoàn sử dụng được chỉ còn ngư lôi, tàu ngầm sẽ hứng chịu đòn phản kích từ tàu chiến đối phương, đó là một tốp chiến hạm hoặc nhóm tấn công tàu sân bay"."Nếu tàu ngầm chưa kịp rút lui sau khi phóng hết tên lửa, hệ thống phòng thủ của đối phương ngay lập tức xác định được tung tích của con tàu và khả năng nó sẽ bị tiêu diệt là chắc chắn", Đại tá Kurdin nói rõ.Với thực tế trên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, tàu ngầm chiến lược cần phải tấn công kẻ thù và rút lui càng nhanh càng tốt, bởi nếu bị phản kích thì sẽ không có cơ hội chống trả dù là nhỏ nhất.Tàu ngầm chiến lược với đặc tính là kích thước to lớn, cồng kềnh, độ ồn tương đối cao và trang bị ít vũ khí uy lực hơn tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ, khiến bất cứ một sai sót nào cũng dẫn tới cái giá phải trả rất đắt.Để khắc phục điểm yếu nói trên và nguy cơ bị phản kích, tàu ngầm chiến lược cần nhận được sự bảo vệ của các tàu chiến khác, hoặc ít nhất cũng phải lựa chọn được khu vực phóng vũ khí hạt nhân tương đối an toàn.
Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, sức mạnh hải quân Nga theo đánh giá chỉ còn bằng một phần nhỏ thời kỳ hoàng kim, thể hiện qua việc họ không đóng nổi một khu trục hạm nào có lượng giãn nước trên 6.000 tấn để hoạt động viễn dương.
Trong tình cảnh trên, trọng tâm phát triển của hải quân Nga đã được thay đổi từ hiện diện và tung sức mạnh ra khắp toàn cầu trở thành chú trọng phòng thủ gần bờ và duy trì khả năng tấn công hạt nhân răn đe.
Với học thuyết trên, Nga đã tích cực đóng mới nhiều tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược, đây được coi là "nắm đấm thép" từ dưới lòng biển sâu, mang lại cơn ác mộng cho kẻ địch.
Giới chức quân sự Nga tự tin cho rằng các tàu ngầm hạt nhân của mình cực kỳ khó phát hiện do sở hữu độ ồn thấp, khả năng sống sót của chúng trong chiến tranh tổng lực là rất cao và đối phương không thể tìm ra cách đối phó.
Do vậy thật bất ngờ khi mới đây một thuyền trưởng chỉ huy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga đã đưa ra lời chỉ trích khả năng của những phương tiện tác chiến vốn được xem là bất khả xâm phạm này.
Mặc dù có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân chống lại kẻ thù cách xa hàng nghìn km, nhưng khả năng sống sót của tàu ngầm hạt nhân Nga chỉ được tính trong vài phút, thậm chí con tàu sẽ bị tiêu diệt trong khoảng thời gian chớp mắt.
Cụ thể trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti, chỉ huy tàu ngầm hạt nhân - thuyền trưởng cấp I (Đại tá) Igor Kurdin cho biết một sự thật không dễ chấp nhận đối với nhiều người.
Đại tá Kurdin khẳng định khả năng sống sót của tàu ngầm chiến lược Nga, kể cả những con tàu tối tân nhất có thể được tính chỉ trong vài phút sau khi phóng loạt tên lửa đầu tiên.
Và nếu như thủy thủ đoàn không thể hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ bị tiêu diệt bởi hỏa lực bắn trả của kẻ thù, chắc chắn không thể tránh được số phận như vậy.
"Sau cuộc tấn công, vũ khí trên tàu mà thủy thủ đoàn sử dụng được chỉ còn ngư lôi, tàu ngầm sẽ hứng chịu đòn phản kích từ tàu chiến đối phương, đó là một tốp chiến hạm hoặc nhóm tấn công tàu sân bay".
"Nếu tàu ngầm chưa kịp rút lui sau khi phóng hết tên lửa, hệ thống phòng thủ của đối phương ngay lập tức xác định được tung tích của con tàu và khả năng nó sẽ bị tiêu diệt là chắc chắn", Đại tá Kurdin nói rõ.
Với thực tế trên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, tàu ngầm chiến lược cần phải tấn công kẻ thù và rút lui càng nhanh càng tốt, bởi nếu bị phản kích thì sẽ không có cơ hội chống trả dù là nhỏ nhất.
Tàu ngầm chiến lược với đặc tính là kích thước to lớn, cồng kềnh, độ ồn tương đối cao và trang bị ít vũ khí uy lực hơn tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ, khiến bất cứ một sai sót nào cũng dẫn tới cái giá phải trả rất đắt.
Để khắc phục điểm yếu nói trên và nguy cơ bị phản kích, tàu ngầm chiến lược cần nhận được sự bảo vệ của các tàu chiến khác, hoặc ít nhất cũng phải lựa chọn được khu vực phóng vũ khí hạt nhân tương đối an toàn.