Trong chiến tranh Việt Nam, xe tăng M41 đóng vai trò là xe tăng chủ lực của VNCH, đã có hàng trăm chiếc M41 được tung vào chiến trường Việt Nam. Nó đã từng được coi là một trong những xe tăng hạng nhẹ tốt nhất thế giới.M41 Walker Bulldog là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo chính thức vào biên chế từ năm 1953. Ban đầu nó có biệt danh Bulldog nhưng về sau được đặt theo tên của vị tướng Mỹ đã tử trận tại Triều Tiên là Walton Walker.Xe có trọng lượng 23,5 tấn; chiều dài thân 5,819 m; rộng 3,2 m; cao 2,71 m; kíp chiến đấu 4 người. Vũ khí trang bị của M41 gồm pháo chính M32 cỡ 76 mm cùng với 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm bố trí trên nóc tháp pháo.Động cơ xăng 6 xi lanh Continental AOS 895-3 công suất 373 kW cho tốc độ tối đa 72 km/h, đây là tốc độ khá cao đối với loại tăng thời điểm chúng ra đời. Tuy nhiên tầm hoạt động khá ngắn chỉ khoảng 150km.Trong Chiến tranh Việt Nam, M41 từng là xe tăng chủ lực của VNCH, được sử dụng nhiều trong các chiến dịch Lam Sơn 719, Tân Cảnh... trước khi Mỹ cung cấp xe tăng hạng trung M48 Patton.Vào thời điểm năm 1973, có hơn 200 chiếc M41 Walker Bulldog phục vụ trong Binh chủng thiết giáp VNCH. Sau năm 1975, M41 được Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu làm chiến lợi phẩm và triển khai trong Chiến tranh biên giới Tây Nam 1979 cùng với M48 và thiết vận xa M113.Tuy nhiên sau thời gian phục vụ đắc lực trong biên chế, chùng dần dần được đưa vào niêm cất dài hạn, chịu chung số phận với những vũ khí khác của Mỹ do thiếu phụ tùng thay thế. Chỉ một số ít còn phục vụ trong vai trò huấn luyện.Tuy không được tham gia trực tiếp ở biên chế những đơn vị phòng tuyến đầu trong quân đội, nhưng những chiếc xe tăng M41 lại được dùng đắc lực cho công tác huấn luyện.Tuy ở trạng thái niêm cất, nhưng do công tác bảo quản khá tốt, nên các xe này hoàn toàn có thể hoạt động trở lại. Tuy nhiên để nâng cấp lên chuẩn cao hơn là điều khó xảy ra bởi lẽ loại xe này tương đối lạc hậu trong chiến tranh hiện đại.Có lẽ vai trò phù hợp nhất trong lúc này là để làm công tác huấn luyện chiến đấu như nó đang làm. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam nên bán những chiếc tăng này đi để dồn tiền mua các loại xe bọc thép có tính năng cao hơn. Những chiếc tăng này đang được giới sưu tầm mua với giá gần 300 ngàn USD, còn xe bọc thép BTR-80 đã qua sử dụng chỉ có giá 200 ngàn USD.
Trong chiến tranh Việt Nam, xe tăng M41 đóng vai trò là xe tăng chủ lực của VNCH, đã có hàng trăm chiếc M41 được tung vào chiến trường Việt Nam. Nó đã từng được coi là một trong những xe tăng hạng nhẹ tốt nhất thế giới.
M41 Walker Bulldog là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo chính thức vào biên chế từ năm 1953. Ban đầu nó có biệt danh Bulldog nhưng về sau được đặt theo tên của vị tướng Mỹ đã tử trận tại Triều Tiên là Walton Walker.
Xe có trọng lượng 23,5 tấn; chiều dài thân 5,819 m; rộng 3,2 m; cao 2,71 m; kíp chiến đấu 4 người. Vũ khí trang bị của M41 gồm pháo chính M32 cỡ 76 mm cùng với 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm bố trí trên nóc tháp pháo.
Động cơ xăng 6 xi lanh Continental AOS 895-3 công suất 373 kW cho tốc độ tối đa 72 km/h, đây là tốc độ khá cao đối với loại tăng thời điểm chúng ra đời. Tuy nhiên tầm hoạt động khá ngắn chỉ khoảng 150km.
Trong Chiến tranh Việt Nam, M41 từng là xe tăng chủ lực của VNCH, được sử dụng nhiều trong các chiến dịch Lam Sơn 719, Tân Cảnh... trước khi Mỹ cung cấp xe tăng hạng trung M48 Patton.
Vào thời điểm năm 1973, có hơn 200 chiếc M41 Walker Bulldog phục vụ trong Binh chủng thiết giáp VNCH. Sau năm 1975, M41 được Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu làm chiến lợi phẩm và triển khai trong Chiến tranh biên giới Tây Nam 1979 cùng với M48 và thiết vận xa M113.
Tuy nhiên sau thời gian phục vụ đắc lực trong biên chế, chùng dần dần được đưa vào niêm cất dài hạn, chịu chung số phận với những vũ khí khác của Mỹ do thiếu phụ tùng thay thế. Chỉ một số ít còn phục vụ trong vai trò huấn luyện.
Tuy không được tham gia trực tiếp ở biên chế những đơn vị phòng tuyến đầu trong quân đội, nhưng những chiếc xe tăng M41 lại được dùng đắc lực cho công tác huấn luyện.
Tuy ở trạng thái niêm cất, nhưng do công tác bảo quản khá tốt, nên các xe này hoàn toàn có thể hoạt động trở lại. Tuy nhiên để nâng cấp lên chuẩn cao hơn là điều khó xảy ra bởi lẽ loại xe này tương đối lạc hậu trong chiến tranh hiện đại.
Có lẽ vai trò phù hợp nhất trong lúc này là để làm công tác huấn luyện chiến đấu như nó đang làm. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam nên bán những chiếc tăng này đi để dồn tiền mua các loại xe bọc thép có tính năng cao hơn. Những chiếc tăng này đang được giới sưu tầm mua với giá gần 300 ngàn USD, còn xe bọc thép BTR-80 đã qua sử dụng chỉ có giá 200 ngàn USD.