Vào ngày tháng 10/1948, một thảm họa môi trường đã xảy ra tại thị trấn Donora, bang Pennsylvania, Mỹ, khi một làn sương độc lan tỏa dẫn đến cái chết của hàng chục người.Khi đó, Donora là một thị trấn với khoảng 14.000 dân cư, nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi. Trong nhiều năm, nhà máy luyện kẽm Zinc Works tọa lạc ở nơi đây đã thải ra một lượng lớn axit sulfuric, carbon monoxide và các chất ô nhiễm khác vào không khí. Trong thập niên 1920, chủ sở hữu của nhà máy Zinc Works đã bồi thường cho người dân địa phương về những thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên, chỉ có rất ít hoặc không có quy định nào về ô nhiễm không khí đối với các ngành công nghiệp ở Donora.Thảm họa bắt đầu từ khoảng ngày 26/10/1948. Do sự thay đổi của thời tiết, sương mù dày đặc bắt đầu xuất hiện tại thung lũng Donora. Làn sương này đã giữ các chất ô nhiễm trong không khí thải ra từ nhà máy Zinc Works và lan tỏa khắp các đường phố của thị trấn.Nhiều cư dân địa phương đã có triệu chứng nghiêm trọng về sức khỏe sau khi hít thở trong làn sương độc. Một làn sóng các cuộc gọi điện thoại ập đến các bệnh viện và bác sĩ trong khu vực. Hội đồng Y tế địa phương đã đề nghị cư dân rời khỏi thị trấn.Khi đó, 11 người đã thiệt mạng, tất cả đều đã cao tuổi và mắc bệnh tim hoặc hen suyễn. Hầu hết cư dân Donora sau đó đã cố gắng sơ tán, nhưng khói mù dày đặc và tắc nghẽn giao thông khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.Hàng ngàn người đã tới các bệnh viện khi họ cảm thấy khó thở. Mãi đến ngày 31/10, Zinc Works mới hoàn toàn ngừng hoạt động. Cuối ngày hôm đó, mưa rơi xuống Donora và làm phân tán các chất ô nhiễm.Tính đến thời điểm đó, đã có thêm 9 người khác thiệt mạng. Như vậy, trong khoảng thời gian 5 ngày, làn sương độc đã giết chết 20 người và khiến sức khỏe của hàng nghìn người khác bị suy giảm nghiêm trọng.Sau thảm họa Donora, ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề được công chúng quan tâm, dẫn đến việc thông qua Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act) năm 1955. Nhà máy Zinc Works phải đóng cửa hoạt động vào năm 1957.Nhiều năm sau, một tấm bảng tưởng niệm đã được đặt ở thị trấn Donora để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ sương độc.Mời quý độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới | VTV24.
Vào ngày tháng 10/1948, một thảm họa môi trường đã xảy ra tại thị trấn Donora, bang Pennsylvania, Mỹ, khi một làn sương độc lan tỏa dẫn đến cái chết của hàng chục người.
Khi đó, Donora là một thị trấn với khoảng 14.000 dân cư, nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi. Trong nhiều năm, nhà máy luyện kẽm Zinc Works tọa lạc ở nơi đây đã thải ra một lượng lớn axit sulfuric, carbon monoxide và các chất ô nhiễm khác vào không khí.
Trong thập niên 1920, chủ sở hữu của nhà máy Zinc Works đã bồi thường cho người dân địa phương về những thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên, chỉ có rất ít hoặc không có quy định nào về ô nhiễm không khí đối với các ngành công nghiệp ở Donora.
Thảm họa bắt đầu từ khoảng ngày 26/10/1948. Do sự thay đổi của thời tiết, sương mù dày đặc bắt đầu xuất hiện tại thung lũng Donora. Làn sương này đã giữ các chất ô nhiễm trong không khí thải ra từ nhà máy Zinc Works và lan tỏa khắp các đường phố của thị trấn.
Nhiều cư dân địa phương đã có triệu chứng nghiêm trọng về sức khỏe sau khi hít thở trong làn sương độc. Một làn sóng các cuộc gọi điện thoại ập đến các bệnh viện và bác sĩ trong khu vực. Hội đồng Y tế địa phương đã đề nghị cư dân rời khỏi thị trấn.
Khi đó, 11 người đã thiệt mạng, tất cả đều đã cao tuổi và mắc bệnh tim hoặc hen suyễn. Hầu hết cư dân Donora sau đó đã cố gắng sơ tán, nhưng khói mù dày đặc và tắc nghẽn giao thông khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.
Hàng ngàn người đã tới các bệnh viện khi họ cảm thấy khó thở. Mãi đến ngày 31/10, Zinc Works mới hoàn toàn ngừng hoạt động. Cuối ngày hôm đó, mưa rơi xuống Donora và làm phân tán các chất ô nhiễm.
Tính đến thời điểm đó, đã có thêm 9 người khác thiệt mạng. Như vậy, trong khoảng thời gian 5 ngày, làn sương độc đã giết chết 20 người và khiến sức khỏe của hàng nghìn người khác bị suy giảm nghiêm trọng.
Sau thảm họa Donora, ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề được công chúng quan tâm, dẫn đến việc thông qua Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act) năm 1955. Nhà máy Zinc Works phải đóng cửa hoạt động vào năm 1957.
Nhiều năm sau, một tấm bảng tưởng niệm đã được đặt ở thị trấn Donora để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ sương độc.
Mời quý độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới | VTV24.