Lão hóa tế bào. Khi tế bào có tuổi, chúng hoạt động kém hơn. Cuối cùng, các tế bào già chết đi, như một phần của lập trình để nhường chỗ cho những tế bào mới. Do bởi tế bào có thể phân chia thành các tế bào con khi về già. Sự phân chia này cần thời gian, khi chưa kịp phân chia lứa tiếp theo thì nó đã có già và trở thành hoại tử. Cơ chế phân chia tế bào phụ thuộc vào một cấu trúc gọi là telomere. Telomere có vai trò di chuyển vật liệu di chuyển để phân chia tế bào. Mỗi khi một tế bào phân chia, các telomere ngắn đi một chút, và cuối cùng nó ngắn hết mức có thể khiến tế bào không thể phân chia được nữa. Song, các tế bào có thể bị giảm vòng đời bởi các chất độc hại, chẳng hạn như bức xạ, tia UV, hóa chất trị liệu. Ảnh: hoctotsinhhoc Lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể cũng phụ thuộc vào các tế bào. Tế bào già hoạt động kém hơn. Ngoài ra, trong một số bộ phận cơ thể, các tế bào chết không được thay thế, vì vậy mà số lượng tế bào cũng giảm đi đáng kể. Ví dụ trong các bộ phận như tinh hoàn, buồng trứng, gan, thận giảm đi rõ rệt khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, không phải cơ quan nào cũng mất đi một lượng tế bào. Não là một ví dụ. Người già khỏe mạnh vẫn giữ được lượng tế bào khỏe. Thiệt hại đáng kể xảy ra ở những người đã bị đột quỵ hoặc rối loạn mất đi một số tế bào thần kinh (ví dụ bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson) Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của sự lão hóa liên qian đến hệ thống cơ xương, tiếp đến là mắt, tai và cuối cùng là các cơ quan bên trong cơ thể. Trước năm 30 tuổi, các chức năng cơ quan đạt đỉnh cao nhất của cuộc đời và sau 30 sụt giảm dần nhưng liên tục. Tuy nhiên, ngay cả khi nó sụt giảm nhanh, hầu hết các chức năng vẫn đủ để hoạt động. Ví dụ, nửa lá gan bị phá hủy, mô còn lại vẫn có thể duy trì chức năng lọc máu bình thường. Như vậy, lão hóa là quá trình bình thường mà ai cũng mắc phải. Xương và khớp. Xương có xu hướng loãng hoặc xốp hơn khi chúng ta già đi, vì thế mà nó trở nên yếu và dễ gẫy hơn. Ở phụ nữ, mật độ xương giảm rất nhanh sau thời kỳ mãn kinh vì estrogen giải phóng ít hơn. Hooc mon này hỗ trợ ngăn chặn quá trình xương bị phân chia và tái tạo xương sau chấn thương. Xương xốp cũng một phần do thiếu hụt canxi. Điều này là do con người không hấp thu đủ canxi hay vitamin D từ thực phẩm. Sự thay đổi của xương sống trên cùng của cột sống gây ra áp lực về phía trước ngực, nén cổ họng làm cho chúng ta có cảm giác nghẹn và nuốt khó khăn hơn. Các đốt sống bị xốp và nhẹ cộng thêm các đệm mô giữa chúng mất nước dần theo năm tháng và trở nên mỏng làm cho cột sống ngắn hơn. Vì vậy, người già sẽ lùn đi. Sụn ở khớp có xu hướng mỏng hơn, nó bị hao mòn dần theo năm tháng do vậy mà nó có thể nó có thể không ăn khớp với nhau. Thiệt hại do xương khớp sử dụng quá lâu hoặc chấn thương lặp đi lặp lại thường xuyên thường dẫn đến thoái hóa khớp – nguyên nhân gây rối loạn xương khớp phổ biến cho cuộc sống sau này.Các dây chằng có chức năng ràng buộc các khớp, gân, cơ xương với nhau. Khi về già độ đàn hồi của nó kém đi làm cho các khớp chặt cứng hơn. Mô cũng suy yếu, vì vậy mà mọi người cảm thấy kém linh hoạt hơn. Ảnh: Duocdongduong. Cơ bắp và tỷ lệ mỡ của cơ thể có xu hướng giảm bắt đầu từ khoảng 30 tuổi trở đi cho đến hết cuộc đời. Nguyên nhân là do sự sụt giảm hooc mon tăng trưởng và testoterone, ngoài ra cơ bắp cũng không thể nhanh nhạy như hồi trẻ bởi các độ đàn hồi của các sợi cơ yếu đi theo năm tháng. Sự lão hóa của các khối cơ khoảng 10-15%. Tập thể dục thường xuyên có thể khắc phục hoặc trì hoãn một số khối lượng cơ và sức mạnh đáng kể. Ngược lại, những người lười vận động có thể đẩy nhanh sự mất mát làm cơ xương yếu nhanh. Vào độ tuổi 75, tỷ lệ mỡ cơ thể thường tăng gấp đôi so với thời trẻ. Quá nhiều chất béo trong cơ thể không những làm cho bạn mất dáng vẻ vốn có thời trẻ mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường. Một chế độ ăn uống lành mạnh và thể dục đều đặn có thể hạn chế điều này. Não và hệ thống thần kinh. Số lượng các tế bào thần kinh trong não giảm. Tuy nhiên, bộ não có thể bù đắp phần nào cho sự mất mát này bằng nhiều cách như thực hiện các kết nối mới với tế bào thần kinh còn lại. Các tế bào thần kinh mới có thể hình thành ở một số khu vực của não bộ, ngay cả khi bạn đã già. Khi già đi, các dây thần kinh có thể thực hiện các tín hiệu chậm hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tự sửa chữa với mức độ chậm hơn nhưng không hoàn toàn nhanh nhạy được như thời trẻ. Vì vậy, người gài có thể phản ứng chậm hơn nhưng lại chính xác hơn.
Lão hóa tế bào. Khi tế bào có tuổi, chúng hoạt động kém hơn. Cuối cùng, các tế bào già chết đi, như một phần của lập trình để nhường chỗ cho những tế bào mới. Do bởi tế bào có thể phân chia thành các tế bào con khi về già.
Sự phân chia này cần thời gian, khi chưa kịp phân chia lứa tiếp theo thì nó đã có già và trở thành hoại tử. Cơ chế phân chia tế bào phụ thuộc vào một cấu trúc gọi là telomere. Telomere có vai trò di chuyển vật liệu di chuyển để phân chia tế bào.
Mỗi khi một tế bào phân chia, các telomere ngắn đi một chút, và cuối cùng nó ngắn hết mức có thể khiến tế bào không thể phân chia được nữa. Song, các tế bào có thể bị giảm vòng đời bởi các chất độc hại, chẳng hạn như bức xạ, tia UV, hóa chất trị liệu. Ảnh: hoctotsinhhoc
Lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể cũng phụ thuộc vào các tế bào. Tế bào già hoạt động kém hơn. Ngoài ra, trong một số bộ phận cơ thể, các tế bào chết không được thay thế, vì vậy mà số lượng tế bào cũng giảm đi đáng kể. Ví dụ trong các bộ phận như tinh hoàn, buồng trứng, gan, thận giảm đi rõ rệt khi chúng ta già đi.
Tuy nhiên, không phải cơ quan nào cũng mất đi một lượng tế bào. Não là một ví dụ. Người già khỏe mạnh vẫn giữ được lượng tế bào khỏe. Thiệt hại đáng kể xảy ra ở những người đã bị đột quỵ hoặc rối loạn mất đi một số tế bào thần kinh (ví dụ bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson)
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của sự lão hóa liên qian đến hệ thống cơ xương, tiếp đến là mắt, tai và cuối cùng là các cơ quan bên trong cơ thể. Trước năm 30 tuổi, các chức năng cơ quan đạt đỉnh cao nhất của cuộc đời và sau 30 sụt giảm dần nhưng liên tục.
Tuy nhiên, ngay cả khi nó sụt giảm nhanh, hầu hết các chức năng vẫn đủ để hoạt động. Ví dụ, nửa lá gan bị phá hủy, mô còn lại vẫn có thể duy trì chức năng lọc máu bình thường. Như vậy, lão hóa là quá trình bình thường mà ai cũng mắc phải.
Xương và khớp. Xương có xu hướng loãng hoặc xốp hơn khi chúng ta già đi, vì thế mà nó trở nên yếu và dễ gẫy hơn. Ở phụ nữ, mật độ xương giảm rất nhanh sau thời kỳ mãn kinh vì estrogen giải phóng ít hơn.
Hooc mon này hỗ trợ ngăn chặn quá trình xương bị phân chia và tái tạo xương sau chấn thương. Xương xốp cũng một phần do thiếu hụt canxi. Điều này là do con người không hấp thu đủ canxi hay vitamin D từ thực phẩm.
Sự thay đổi của xương sống trên cùng của cột sống gây ra áp lực về phía trước ngực, nén cổ họng làm cho chúng ta có cảm giác nghẹn và nuốt khó khăn hơn. Các đốt sống bị xốp và nhẹ cộng thêm các đệm mô giữa chúng mất nước dần theo năm tháng và trở nên mỏng làm cho cột sống ngắn hơn. Vì vậy, người già sẽ lùn đi.
Sụn ở khớp có xu hướng mỏng hơn, nó bị hao mòn dần theo năm tháng do vậy mà nó có thể nó có thể không ăn khớp với nhau. Thiệt hại do xương khớp sử dụng quá lâu hoặc chấn thương lặp đi lặp lại thường xuyên thường dẫn đến thoái hóa khớp – nguyên nhân gây rối loạn xương khớp phổ biến cho cuộc sống sau này.
Các dây chằng có chức năng ràng buộc các khớp, gân, cơ xương với nhau. Khi về già độ đàn hồi của nó kém đi làm cho các khớp chặt cứng hơn. Mô cũng suy yếu, vì vậy mà mọi người cảm thấy kém linh hoạt hơn. Ảnh: Duocdongduong.
Cơ bắp và tỷ lệ mỡ của cơ thể có xu hướng giảm bắt đầu từ khoảng 30 tuổi trở đi cho đến hết cuộc đời. Nguyên nhân là do sự sụt giảm hooc mon tăng trưởng và testoterone, ngoài ra cơ bắp cũng không thể nhanh nhạy như hồi trẻ bởi các độ đàn hồi của các sợi cơ yếu đi theo năm tháng. Sự lão hóa của các khối cơ khoảng 10-15%.
Tập thể dục thường xuyên có thể khắc phục hoặc trì hoãn một số khối lượng cơ và sức mạnh đáng kể. Ngược lại, những người lười vận động có thể đẩy nhanh sự mất mát làm cơ xương yếu nhanh.
Vào độ tuổi 75, tỷ lệ mỡ cơ thể thường tăng gấp đôi so với thời trẻ. Quá nhiều chất béo trong cơ thể không những làm cho bạn mất dáng vẻ vốn có thời trẻ mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường. Một chế độ ăn uống lành mạnh và thể dục đều đặn có thể hạn chế điều này.
Não và hệ thống thần kinh. Số lượng các tế bào thần kinh trong não giảm. Tuy nhiên, bộ não có thể bù đắp phần nào cho sự mất mát này bằng nhiều cách như thực hiện các kết nối mới với tế bào thần kinh còn lại. Các tế bào thần kinh mới có thể hình thành ở một số khu vực của não bộ, ngay cả khi bạn đã già.
Khi già đi, các dây thần kinh có thể thực hiện các tín hiệu chậm hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tự sửa chữa với mức độ chậm hơn nhưng không hoàn toàn nhanh nhạy được như thời trẻ. Vì vậy, người gài có thể phản ứng chậm hơn nhưng lại chính xác hơn.