Trong quần thể kiến trúc lăng Tự Đức ở cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ những dấu tích của hai công trình kiến trúc đặc biệt là Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện.
Đây là một khu cung cấm có quy mô to lớn, được xây dựng làm nơi ăn ở, sinh hoạt của các cung tần, mỹ nữ mỗi khi theo vua Tự Đức lên đây.
Ngày nay khu vực này được chia làm hai khu riêng biệt, với ranh giới là một hành lang chạy từ Nhu Khiêm môn ra đến tận tường thành phía Nam.Khu thứ nhất ở phía Tây hầu như không còn một dấu vết kiến trúc nào còn rõ hình hài trên mặt đất, ngoại trừ bức tường thành. Khu thứ hai ở phía Đông còn rất nhiều dấu tích của các lối đi, nền nhà, cổng và các bức tường.
Bức tường thành cao ngăn cách khu Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện với các khu vực khác của lăng Tự Đức.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho thấy các kiến trúc ở đây đã trải qua 2 giai đoạn tồn tại: Trước và sau khi vua Tự Đức qua đời.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1866 đến 1883 - thời gian Vua Tự Đức còn sống và xây lăng. Giai đoạn này các kiến trúc là nơi tạm trú của các phi tần theo hầu mỗi khi vua lên thăm lăng.Khi đó, các kiến trúc đều được bố trí thoáng đãng, mở thông với các khu vực bên ngoài.
Giai đoạn thứ hai tính từ khi vua Tự Đức băng hà năm 1883. Lúc này, Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện trở thành chỗ ăn, ở thường xuyên của các phi tần, cung nữ.Giai đoạn này, các kiến trúc được cải tạo, sửa chữa với nhiều công trình phụ được xây thêm, trở thành một khu vực khép kín. Các cung tần mỹ nữ sẽ sống tách biệt với thế giới bên ngoài trong biệt cung này cho đến chết. Do các tư liệu lịch sử về Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện không còn được lưu giữ nên công năng và vị trí chính xác của từng kiến trúc cho đến nay chưa được xác định rõ ràng.
Trong quần thể kiến trúc lăng Tự Đức ở cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ những dấu tích của hai công trình kiến trúc đặc biệt là Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện.
Đây là một khu cung cấm có quy mô to lớn, được xây dựng làm nơi ăn ở, sinh hoạt của các cung tần, mỹ nữ mỗi khi theo vua Tự Đức lên đây.
Ngày nay khu vực này được chia làm hai khu riêng biệt, với ranh giới là một hành lang chạy từ Nhu Khiêm môn ra đến tận tường thành phía Nam.
Khu thứ nhất ở phía Tây hầu như không còn một dấu vết kiến trúc nào còn rõ hình hài trên mặt đất, ngoại trừ bức tường thành.
Khu thứ hai ở phía Đông còn rất nhiều dấu tích của các lối đi, nền nhà, cổng và các bức tường.
Bức tường thành cao ngăn cách khu Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện với các khu vực khác của lăng Tự Đức.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho thấy các kiến trúc ở đây đã trải qua 2 giai đoạn tồn tại: Trước và sau khi vua Tự Đức qua đời.
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1866 đến 1883 - thời gian Vua Tự Đức còn sống và xây lăng. Giai đoạn này các kiến trúc là nơi tạm trú của các phi tần theo hầu mỗi khi vua lên thăm lăng.
Khi đó, các kiến trúc đều được bố trí thoáng đãng, mở thông với các khu vực bên ngoài.
Giai đoạn thứ hai tính từ khi vua Tự Đức băng hà năm 1883. Lúc này, Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện trở thành chỗ ăn, ở thường xuyên của các phi tần, cung nữ.
Giai đoạn này, các kiến trúc được cải tạo, sửa chữa với nhiều công trình phụ được xây thêm, trở thành một khu vực khép kín. Các cung tần mỹ nữ sẽ sống tách biệt với thế giới bên ngoài trong biệt cung này cho đến chết.
Do các tư liệu lịch sử về Y Khiêm Viện và Trì Khiêm Viện không còn được lưu giữ nên công năng và vị trí chính xác của từng kiến trúc cho đến nay chưa được xác định rõ ràng.